Nội dung:
Tại sao cửa hàng sữa lại khá hot hiện nay? Theo xu hướng ngày càng trú trọng đến sức khỏe của nhiều gia đình tại Việt Nam, việc lựa chọn bổ sung sữa trong bữa ăn hàng ngày đang dần tăng lên. Điều này dẫn đến lượng tiêu thụ sữa lớn. Theo nghiên cứu đến hiện nay lượng sữa tiêu thụ trung bình sẽ tăng lên 28 lít sữa/người/năm. Đây chính là điều kiện thuận lợi để kinh doanh mặt hàng sữa. Tuy nhiên, do nhu cầu tăng cao nên có rất nhiều cửa hàng cạnh tranh. Vì thế, để cửa hàng phát triển thành công và giữ chân khách hàng, bạn cần phải có con đường riêng biệt.
Để mở cửa hàng bán sữa chuyên nghiệp, bạn cần lên kế hoạch kỹ càng về vốn đầu tư, khâu chọn sản phẩm, chọn địa điểm và quản lý cửa hàng,... Bài viết dưới đây, Đồng Nai sẽ đưa ra cái nhìn tổng thể nhất giúp các bạn có thể hình dung rõ ràng các bước cơ bản để mở cửa hàng sữa.
1. Vốn mở cửa hàng sữa là bao nhiêu?
Vốn mở một cửa hàng sữa vừa và nhỏ phụ thuộc vào khả năng, quy mô và tiềm năng của khu vực thị trường kinh doanh mà bạn lựa chọn. Theo ước tính mở một cửa hàng sữa, bạn cần có trong tay khoảng từ 200 - 500 triệu đồng.
Chi phí mở cửa hàng sữa cơ bản bạn cần quan tâm đến:
- Chi phí thuê mặt bằng: từ 5-20 triệu đồng/tháng, tùy vào diện tích và địa điểm bạn kinh doanh. Thường thì bạn phải ký hợp đồng và đóng trước 3-6 tháng tiền mặt bằng.
- Tiền nhập hàng: với quy mô cửa hàng nhỏ, ban đầu bạn chỉ nhập ít thì chi phí này rơi vào khoảng 100 triệu đồng.
- Chi phí trang trí, sửa chữa cửa hàng, trưng bày các kệ hàng,... tùy vào quy mô cửa hàng mà chi phí có thể dao động khác nhau từ 5-25 triệu đồng.
- Chi phí mua sắm các thiết bị hỗ trợ bán hàng như quầy thu ngân, máy tính, máy tính tiền, máy quét mã vạch, máy in hóa đơn và phần mềm quản lý bán hàng. Phần mềm quản lý bạn có thể tìm mua tại các đơn vị cung cấp uy tín, cho phép người dùng thử trải nghiệm kèm theo bảng giá xem có hợp với quy mô của hàng hay không.
- Tiền thuê nhân viên tùy vào quy mô cửa hàng mà bạn thuê số lượng nhân viên phù hợp. Thông thường tiền lương cứng cho một nhân viên bán hàng rơi vào khoảng từ 3,5 triệu - 6 triệu đồng.
- Chi phí đăng ký, làm thủ tục kinh doanh: chi phí này bạn chỉ cần tốt vài trăm nghìn. Bạn có thể thuê bên luật sư để làm nhanh hơn với chi phí khoảng 2-4 triệu đồng.
- Vốn dự phòng cho hoạt động kinh doanh: Không chỉ tính đến vốn nhập hàng, bạn còn phải bỏ ra một khoản tiền để làm vốn duy trì, dự phòng cho các khoản chi phí phát sinh.
2. Chọn sản phẩm sữa bột phù hợp để mở cửa hàng sữa
Hiện nay trên thị trường có rất ít cửa hàng sữa chuyên nghiệp chủ yếu là các cửa hàng, hệ thống siêu thị lớn có bán thêm một số loại sữa phổ biến hoặc tại các siêu thị mẹ và bé bán các đồ dùng dinh dưỡng liên quan đến sữa. Vì thế, để mở cửa hàng kinh doanh sữa bạn cần xác định được loại sữa mà bạn cần bán.
Trên thị trường có hàng chục hiệu sữa khác nhau nhưng về cơ bản chúng được chia thành các loại sau:
- Thương hiệu nổi tiếng từ lâu, được truyền thông quảng cáo rộng rãi, chiếm thị phần lớn như Anlene, Friso, Dielac,... Những dòng sữa này có mức độ tiêu thụ nhanh nhưng chiết khấu không nhiều.
- Thương hiệu có tiếng nhưng thị phần nhỏ hơn như Nutifood, Nutricare,... Có mức chiết khấu tốt nên được một số cửa hàng sữa nhập về nhiều.
- Thương hiệu mới gia nhập thị trường. Loại sữa này thường khá khó bán nhưng bù lại bạn được chiết khấu rất cao. Nên cân nhắc trước khi lấy hàng về.
3. Kinh doanh cửa hàng sữa lấy hàng ở đâu?
3.1 Nhập hàng từ công ty sữa
Khi nhập hàng từ công ty, thường bạn sẽ phải đăng ký chỉ tiêu nhập hàng trong tháng đầu tiên, ứng với mỗi chỉ tiêu sẽ được trả một mức thưởng hoặc chiết khấu sẽ được tính vào cuối tháng.
Với cách nhập hàng này, bạn có thể yên tâm về chất lượng sữa tốt và ít bị hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Tuy nhiên, khi nhập hàng từ công ty thì mẫu mã sản phẩm thường kém phong phú. Nếu bạn mở đại lý sữa thì bạn sẽ chỉ bán được loại sữa của công ty đó mà thôi.
Ngoài ra, nếu bạn đăng ký mở đại lý sữa đó, họ có thể hỗ trợ bạn biển hiệu, bảng, kệ, tủ đông,... nhưng với điều kiện bạn phải đảm bảo cho họ mức doanh số nào đó.
Cũng có một vấn đề khó khăn cho bạn mới bắt đầu kinh doanh đó là chưa thể xác định được doanh số bán hàng để đảm bảo nhập đủ hàng.
3.2 Nhập hàng từ các đại lý sữa
Khi tìm nguồn hàng sữa từ các đại lý, bạn thích lấy bao nhiêu cũng được, mỗi lần lấy hàng bạn lấy nhiều thì chiết khấu sẽ càng cao. Họ sẽ chiết khấu trực tiếp trên đơn hàng cho bạn, có thể là một vài % tùy theo nhà phân phối mà không chờ đợi cuối tháng mới chiết khấu như công ty nữa.
Như vậy vốn của bạn sẽ không bị tồn đọng mà ngay lập tức tiếp tục có tiền để kinh doanh. Tuy nhiên nguồn hàng ở đây thường khó kiểm soát hơn, có thể mặt hàng sữa này là sữa chuẩn, nhưng có thể mặt hàng sữa khác lại chưa chắc là sữa chuẩn. Chính vì vậy bạn nên thận trọng khi mua hàng ở các đại lý hoặc các nhà phân phối nhỏ lẻ.
3.3 Nhập sữa ngoại xách tay
Bên cạnh các hãng sữa phân phối trong nước thì cũng có nhiều người tiêu dùng ưa chuộng các dòng sữa ngoại của Nga, Đức, Úc,... vì chất lượng tốt.
Bạn có thể nhập hàng theo những cách sau:
- Đặt hàng trên website bán hàng hỗ trợ mua hàng nước ngoài.
- Đặt hàng trực tiếp từ nước ngoài.
- Đặt tiếp viên hàng không, phi công mua hàng từ nước ngoài về.
- Nhập hàng từ các cửa hàng sữa xách tay lớn trong nước.
Tuy nhiên, khi nhập sữa theo cách này các bạn cần chú ý đến chất lượng sản phẩm, những giấy tờ chứng minh nguồn gốc, chất lượng hàng cần phải kiểm tra cẩn thận.
4. Chọn địa điểm kinh doanh cửa hàng sữa
Bạn nên chọn những nơi đông người gần khu vực dân cư, gần chợ, gần trường học,... Bên cạnh đó khi chọn mặt bằng, bạn cũng cần chọn nơi có chỗ để xe cho khách hàng.
5. Trang trí cửa hàng sữa bắt mắt
Thông thường, một cửa hàng sữa ngoài sản phẩm chính ra còn cần thêm một số sản phẩm phẩm khác dành cho bé để mẹ tiện mua sắm như bột ăn dặm, bình sữa,... Bạn cần trưng bày sản phẩm sao cho hợp lý để khách hàng dễ lựa chọn.
Bạn cần trang trí cửa hàng như sau:
- Bạn cần sắp xếp ngăn nắp theo các dòng sữa, độ tuổi khác nhau để dễ dàng quản lý, tìm kiếm cũng như khách hàng sẽ tìm được mặt hàng mong muốn.
- Bày trí cửa hàng không gian rộng tạo sự thoải mái cho khách hàng, kệ hàng bố trí hợp lý, hàng hóa sắp xếp khoa học, dễ tìm.
- Những thương hiệu lớn nổi tiếng bố trí bên trong, thương hiệu mới bên ngoài. Vì sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng đã được nhiều khách hàng biết đến. Bố trí những sản phẩm mới bên ngoài để tăng sự chú ý với khách hàng.
- Đối với những cửa hàng có diện tích nhỏ, bạn nên lựa chọn quầy kệ màu sáng giúp cửa hàng có điểm nhấn bắt mắt, thoáng đãng hơn.
6. Bật mí kinh nghiệm mở cửa hàng sữa "bao lời"
6.1 Bán nhiều hay một loại sữa thì tốt hơn?
Bạn có thể kinh doanh sữa tập trung vào các nhóm đối tượng chính như sữa cho bé, sữa cho mẹ và sữa cho người lớn tuổi.
Đồng thời, cần tìm hiểu thị trường, xu hướng của người tiêu dùng hiện tại, để đưa ra được những dòng sản phẩm ưa thích. Từ đó, biết chính xác được nên nhập mặt hàng nào nhiều hơn.
Khi mới kinh doanh, trước tiên bạn nên nhập dòng sữa nổi bật, được nhiều người biết đến hơn. Có thể nhập ít từ vài lon sữa để khảo sát thị trường, sau một thời gian kinh doanh thấy dòng nào bán chạy hơn thì mới nhập nhiều về. Cách này bạn có thể vừa tiết kiệm được chi phí nhập hàng vừa an toàn cho bạn khi mới gia nhập thị trường.
6.2 Giải pháp cho hàng tồn kho
Với một số loại sữa thường có hạn sử dụng ngắn như sữa tươi, sữa chua, váng sữa và các sản phẩm lên men,... Vì vậy, chắc chắn sẽ có hàng tồn hết hạn nếu bạn không kiểm tra thường xuyên.
Giải pháp hiệu quả cho việc xử lý hàng tồn đó là bạn phải thỏa thuận với nhà cung cấp sữa cam kết cho bạn hoàn lại sản phẩm hay đổi sang sản phẩm dài hạn hơn.
Bên cạnh đó, đừng quên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp bạn quản lý chính xác số lượng hàng tồn kho, mặt hàng nào đang bán chạy, quản lý được thông tin sản phẩm từ giá bán, công dụng đến hạn sử dụng. Với phần mềm này chủ cửa hàng sẽ dễ dàng kiểm soát được hàng hóa trong kho và tránh được thất thoát chi phí.
6.3 Phương pháp quản lý sổ sách hiệu quả
Như đã nói trên, phần mềm quản lý bán hàng cũng giúp bạn giải quyết các vấn đề về doanh thu, chi phí. Hệ thống sẽ thống kê, báo cáo tình hình kinh doanh, lợi nhuận, chi phí, công nợ,... theo thời gian thực một cách chính xác nhất.
Bạn sẽ dễ dàng nắm được tất cả các hoạt động kinh doanh hỗ trợ lên chiến lược cải thiện hiệu quả.
6.4 Xây dựng thương hiệu chất lượng
Việc xây dựng thương hiệu cũng rất quan trọng. Bạn cần chú trọng đến hình ảnh cửa hàng, từ cách đặt tên cửa hàng, logo, biểu hiện, trang phục nhân viên,... đều phải đồng nhất và thể hiện được tiêu chí của cửa hàng bạn.
Bạn cũng có thể kết hợp với xây dựng các kênh online như lập fanpage facebook, Instagram, mở gian hàng trên Shopee, hay xây dựng website,... sẽ giúp bạn quảng bá hình ảnh thương hiệu, giới thiệu sản phẩm nhanh chóng đến với khách hàng bằng cách đăng các bài bán hàng hấp dẫn kèm hình ảnh đẹp, chia sẻ các mẹo nhỏ chăm sóc trẻ, hay chạy quảng cáo, livestream bán hàng,...
Tạo các chương trình khuyến mãi, ưu đãi,... cho những dịp đặc biệt và giảm giá cho khách hàng thân thiết.
6.5 Có nên bán kết hợp với các sản phẩm mẹ và bé?
Khi làm mở đại lý sữa nhiều người thường có ý tưởng bán kết hợp thêm một số sản phẩm của mẹ và bé như quần áo sơ sinh, tã bỉm, thực phẩm dinh dưỡng,... Đây cũng là một ý tưởng hay nhưng có thể nó sẽ phá vỡ định hướng ban đầu của bạn là mở cửa hàng sữa, khiến bạn dễ bị loạn khi chọn tệp khách để xây dựng chiến lược marketing.
Tốt nhất bạn chỉ nên bán sữa mà thôi, sữa bột, sữa tươi, sữa chua, váng sữa,... có rất nhiều sản phẩm cho bạn lựa chọn.
>> Bạn có thể tham khảo thêm các yếu tổ kinh doanh cửa hàng sữa trẻ em hiệu quả nhanh chóng.
Tóm lại
Sữa là mặt hàng tiêu dùng khá phổ biến và mang đến nguồn thu ổn định cho nhiều chủ cửa hàng. Để có thể kinh doanh thành công, bạn cần tính toán kỹ lưỡng, học hỏi các kinh nghiệm kinh doanh của người đi trước.
Hy vọng với những chia sẻ trên về kinh nghiệm mở cửa hàng sữa hiệu quả góp phần làm nên thành công của các bạn.
Comments