Nội dung:
Sâu răng là căn bệnh hay gặp nhất ở trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu, trên 85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng - đây là con số đáng báo động cho các bậc cha mẹ. Nếu bạn biết được những tác hại tiềm ẩn đằng sau nó gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của trẻ như thế nào thì bạn sẽ thấy hối hận mà quan tâm ngay.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh sâu răng
Khi trẻ bị sâu răng, sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Răng trẻ bị ê, tê buốt hoặc đau.
- Hơi thở trẻ có mùi hôi kéo dài.
- Nhìn bằng mắt thường cũng có thể thấy những vết đốm màu trắng ngà hay chấm đen ở trên răng nếu bị sâu nhẹ, còn nếu bị sâu nặng răng sẽ bị khuyết đi và những mảng đốm đen hiện rõ trên mặt răng.
>>> Tham khảo Các dấu hiệu nhận biết bệnh về răng ở trẻ bố mẹ cần biết.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh sâu răng ở trẻ em
- Trẻ nhỏ thường rất thích ăn vặt đặc biệt là đồ ngọt, đây là nguyên nhân chính gây sâu răng ở trẻ. Vì trong đồ ngọt có chứa lượng đường lớn, sau khi bé ăn các sản phẩm có chứa đường, những vi sinh vật này sẽ hấp thụ các chất đường, biến chúng thành axit hủy hoại men răng của trẻ. Khiến trẻ dễ dàng bị vi khuẩn sâu răng xâm nhập và gây bệnh cho răng miệng.
- Sau khi ăn uống, hầu như tất cả các bé đều không được và không tự vệ sinh răng miệng cho mình. Vì vậy, những thức ăn còn sót lại trên răng kết dính với nước bọt tạo thành những mảng bám và phủ lên trên răng. Những thức ăn có chứa tinh bột và đường, sẽ kết hợp với mảng bám tạo ra axit, làm mòn men răng dẫn đến sâu răng.
- Khi răng bé vừa bị sâu nhẹ, bố mẹ thường chủ quan không điều trị sớm, dẫn đến tình trạng sâu răng trầm trọng hơn.
Tác hại của bệnh sâu răng ở trẻ em
Bệnh sâu răng để lại các tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé:
- Sâu răng ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây tổn thương đến tủy răng. Nặng hơn có thể gây viêm tủy và có thể dẫn đến hoại tử, gây áp-xe răng (tạo mủ trong răng).
- Sâu răng ở trẻ em còn là nguyên nhân gây viêm tủy xương, viêm hạch, viêm mô tế bào, viêm xoang hàm.
- Đối với những trẻ em bị nhiễm khuẩn răng sữa, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng sau này của bé.
- Khi bị sâu răng, những cơn nhức đầu, cơn ê buốt ở răng xuất hiện liên tục khiến cho bé khó chịu, quấy khóc bỏ ăn bỏ ngủ. Đó là 1 trong những lý do vì sao trẻ em Việt Nam đều bị còi xương.
- Trẻ đang trong quá trình phát triển, hệ tiêu hóa vẫn còn rất yếu, nếu thức ăn không được nghiền nát vì đau răng do răng sâu. Sẽ khiến cho đường ruột bị tổn thương gây ra các bệnh về đường ruột, chất dinh dưỡng cũng không được hấp thụ vào cơ thể.
Vì trẻ còn quá nhỏ chưa ý thức được những cơn đau của mình xuất phát chính xác từ đâu, mà thay vào đó là những trận quấy khóc liên tục. Vì vậy, bố mẹ cần quan tâm sức khỏe răng miệng của trẻ nhiều hơn để bé không phải chịu những tổn thương về mặt thể xác lẫn tinh thần.
Cách chữa trị sâu răng ở trẻ nhỏ
Khi phát hiện sâu răng ở trẻ dù chỉ mới chớm sâu thì bố mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám để được điều trị kịp thời. Tránh tình trạng lây lan qua các răng khác, gây nhiều bệnh về răng và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của trẻ. Dưới đây là những cách điều trị của bác sĩ nha khoa về bệnh sâu răng ở trẻ em:
Khi vết sâu răng còn nhẹ:
Khi răng bé chỉ mới xuất hiện những chấm đen li ti hoặc những đốm màu trắng ngà. Các nha sĩ sẽ sử dụng phương pháp trám răng để ngăn chặn không cho sâu tiếp tục phát triển và lây lan qua các răng khác.
Khi vết sâu răng đã lớn:
Khi tình trạng sâu răng trở nên nặng hơn tạo ra những lỗ hổng trên răng, thậm chí là vi khuẩn ăn gần hết răng của trẻ. Đối với răng sữa, các nha sĩ sẽ không vội nhổ mà sẽ điều trị và giữ lại cho tới tuổi thay răng. Vì răng sữa nếu nhổ quá sớm sẽ gây ảnh hưởng tới khung xương hàm và mất phương hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.
Các phương pháp phòng ngừa bệnh sâu răng ở trẻ
- Từ nhỏ, bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen tự vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ 1 ngày và đánh răng đúng cách.
- Trẻ em đang trong giai đoạn mọc răng cần được chăm sóc đúng cách, bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi hỗ trợ cho răng và xương phát triển tốt.
- Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn ngọt có chứa đường và các loại nước ngọt.
- Nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ để sớm phát hiện ra những bất thường và điều trị kịp thời.
>>>> Cách phòng sâu răng cho bé theo độ tuổi bố mẹ cần quan tâm.
Kết luận:
Những bệnh về răng ở trẻ dù nhẹ hay nặng cũng đều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, sự phát triển của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần quan tâm con mình hơn để kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe ở trẻ và điều trị, đặc biệt là loại bệnh phổ biến ở trẻ em - sâu răng. Hãy tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đưa bé đến bác sĩ nha khoa khám định kỳ để bé có một hàm răng khỏe đẹp và phát triển khỏe mạnh nhé!
Comments