Nội dung:
“Răng khôn” một cái tên khá thú vị với những người chưa từng trải nhưng lại là nỗi ám ảnh của những người đã và đang trải qua giai đoạn mọc răng này. Liệu nó có thật sự “khôn” như cái tên được đặt hay không? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Mọc răng khôn có nguy hiểm không?
Răng khôn thường xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành (từ 17-21 tuổi). Đây là răng số 8, là răng hàm thứ 3 và thường mọc sau cùng.
Răng khôn mọc sau cùng, thời gian mọc cách khá xa so với các răng còn lại nên không còn chỗ đứng trong vòm miệng. Vì thế, răng khôn thường mọc lệch, mọc chen chỗ dẫn đến đâm vào chân của răng bên cạnh khiến cho hàm bị sưng, đau.
Ở những trường hợp nặng hơn, bởi những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch nhiều khiến cho răng bên cạnh bị tổn thương nặng dẫn đến hư răng, phần nướu cũng ảnh hưởng dẫn đến sưng tấy gây viêm nướu. Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, đến hệ thần kinh, quá trình sinh hoạt của con người.
>>> Tìm hiểu thêm: Cảnh báo sức khỏe răng miệng báo hiệu các bệnh lý có thể gặp phải.
Những triệu chứng khi mọc răng khôn
Răng khôn thường mọc khá lâu, tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian mọc răng khác nhau. Có những người chỉ cần 3-5 tháng là răng trồi lên hết, nhưng có những người còn lâu hơn thế. Và triệu chứng khi mọc răng khôn ở mỗi người cũng không giống nhau. Dưới đây, là những triệu chứng đa số mọi người khi mọc răng khôn đều gặp phải:
- Nướu đỏ, sưng
Đây là dấu hiệu đầu tiên và khá phổ biến hầu như ai cũng gặp phải khi răng khôn bắt đầu mọc. Triệu chứng này dễ dàng nhận biết được khi răng khôn mọc ở hàm dưới. Nhưng với răng khôn ở hàm trên, bạn có thể dùng lưỡi để cảm nhận độ sưng của nướu.
- Đau nhức
Khi mọc răng khôn, đau nhức là triệu chứng hầu như ai cũng gặp phải và kéo dài trong suốt quá trình mọc răng. Những cơn đau nhức từ bên trong dù răng chưa mọc khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, không thể ăn uống, mất ngủ. Và cơn đau sẽ “quái ác” hơn khi răng bắt đầu nhú ra khỏi nướu, dù nó có mọc thẳng hay mọc ngầm.
- Bị sốt
Khi mọc răng khôn bạn có thể sẽ bị sốt trong một thời gian dài, cơ thể mệt mỏi. Nướu sưng đỏ hơn, cơ miệng cũng không cử động linh hoạt như lúc chưa mọc.
- Bị co cứng hàm
Vì răng khôn mọc lên ở vùng xương hàm, thêm tình trạng đau nhức khiến cho hàm bị co cứng dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc há mồm.
- Hơi thở có mùi hôi
Hơi thở có mùi hôi khi mọc răng khôn là vì trong quá trình nghiền thức ăn, thức ăn thừa sẽ bám ở vùng răng sâu bên trong khó vệ sinh. Từ đó, dẫn đến tình trạng miệng có mùi hôi khó chịu.
Nên làm gì khi mọc răng khôn?
Răng khôn gây đau nhức, ảnh hưởng đến các răng khác, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của mỗi người. Vì vậy, khi có những dấu hiệu về mọc răng khôn bạn nên:
1. Đến bác sĩ kiểm tra răng
Khi có những dấu hiệu mọc răng khôn nhưng vì răng chưa nhú ra khỏi nướu, nên bạn không thể xác định được có phải mình mọc răng khôn hay do bị các vấn đề về răng khác. Vì vậy, bạn nên đến bác sĩ nha khoa ngay để được kiểm tra và tư vấn cụ thể.
Nếu bạn đúng là đã mọc răng khôn, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X quang để theo dõi tình trạng răng mọc thẳng hay mọc lệch. Nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm bạn bắt buộc phải nhổ để không ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
>>> Tham khảo Các bệnh về răng miệng thường gặp để chăm sóc đúng cách.
2. Vệ sinh răng miệng
Khi răng khôn mọc lên, sẽ tạo 1 khoảng cách nhỏ giữa 2 răng đủ để bám thức ăn trong quá trình nghiền. Vì vậy, bạn cần vệ sinh răng miệng kỹ hơn, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch các mảng bám và thức ăn thừa trên răng,... Ngăn ngừa được các vi khuẩn tích tụ gây các bệnh về răng hàm, cuống họng.
3. Chế độ ăn uống hợp lý
Cần có chế độ ăn uống hợp lý trong suốt quá trình mọc răng khôn và khi chưa được xử lý. Vì lúc này, nướu và các răng lân cận với răng khôn đang bị tổn thương nặng. Nên bạn cần tránh những thức ăn quá cứng hoặc quá dai. Bởi nó sẽ khiến bạn bị đau và thức ăn dễ giắt vào khu vực răng khôn, khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn.
Kết luận:
Vậy là bạn đã hiểu tại sao răng khôn không hề “khôn” như cái tên của nó. Khi đã có những dấu hiệu mọc răng khôn, bạn nên đến bác sĩ để thăm khám, xử lý kịp thời để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Có nhiều người không mọc răng khôn, điều này không ảnh hưởng gì đến răng miệng nên bạn cũng yên tâm nhé!
Comments