Nội dung:
Răng miệng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, nhưng đôi khi chúng ta không biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng sao cho phù hợp nhất. Bạn có đang chăm sóc răng miệng đúng cách? Hãy cùng mình chia sẻ thêm những kiến thức chăm sóc răng miệng đúng cách mà đơn giản dưới đây nhé.
I. Tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng
Nhiều nghiên cứu cho thấy sức khỏe răng miệng ảnh hưởng tương đối lớn đối với sức khỏe tổng quát. Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng không chỉ đem lại cho bạn một nụ cười đẹp mà còn giúp bạn cải thiện sức khỏe của mình. Nếu lơ là việc này, bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe phát sinh trong tương lai.
Bên trong miệng có rất nhiều vi khuẩn có lợi cũng như có hại. Nếu bạn đánh răng thường xuyên sẽ kiểm soát được lượng vi khuẩn này. Tuy nhiên, nếu bạn không chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, các vi khuẩn trong miệng bạn sẽ sinh sôi phát triển và kết hợp với thành phần đường có trong thức ăn bạn ăn hàng ngày tạo thành axit. Những axit này sẽ tấn công vào răng gây ra sâu răng, các vấn đề về nướu và nếu chuyển biến nặng có thể gây nhiễm trùng nguy hiểm.
Một số bệnh liên quan do không chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách:
- Bệnh tim mạch: Do cao răng tích tụ. Cao răng có thể đi vào mạch máu, làm tắc nghẽn máu lưu thông đến tim, từ đó có thể dẫn đến đau tim, thậm chí là đột quỵ.
- Viêm phổi: Việc hít thở không khí sẽ đi qua miệng và vào phổi của bạn. Nếu trong miệng có quá nhiều vi khuẩn, khi hít thở không khí sẽ mang những vi khuẩn này xuống phổi, dẫn đến viêm phổi và các bệnh về hô hấp khác. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, vì vậy cần chú ý đến sức khỏe miệng người già để phòng tránh căn bệnh viêm phổi nguy hiểm.
- Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở trẻ em không đúng cách dễ dẫn đến nhiều bệnh biến chứng nguy hiểm khi trưởng thành nếu không điều trị kịp thời như bệnh mạch máu não, tiểu đường, xơ cứng động mạch, bệnh đường hô hấp,...
- Bệnh lý răng miệng ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai: bệnh viêm nha chu có thể dẫn đến tình trạng sinh non và sinh trẻ nhẹ cân.
⇒ Bạn có thể tham khảo thêm một số các bệnh răng miệng nguy hiểm đề có các phòng tránh hiệu quả: Tại đây
II. Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách, đơn giản dễ thực hiện
Để tránh được những vấn đề về răng miệng bằng cần có cách biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách. Sau đây, mình sẽ chia sẻ với các bạn một số phương pháp bảo vệ răng hiệu quả đơn giản bạn có thể thực hiện tại nhà.
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Lựa chọn bàn chải phù hợp:
Chọn bàn chải đánh răng không phải là một điều dễ dàng, vì mặt hàng này khá đa dạng mẫu mã, kích thước và công dụng. Nên việc lựa chọn bàn chải đánh răng bạn phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Kích thước phù hợp với vòm miệng
- Độ cứng của lông bàn chải. Nên lựa chọn bàn chải có lông mềm có tính năng linh hoạt tẩy sạch mép nướu mà không gây chảy máu.
- Đánh răng đúng cách:
Đánh răng đúng cách sẽ giúp loại bỏ các mảng bám, ngừa sâu răng, tăng cường sức mạnh của răng. Kỹ thuật đánh răng chuẩn nhất như sau:
- Bàn chải đánh răng nên đặt sát răng theo góc 45 độ so với đường nướu.
- Di chuyển bàn chải trên bề mặt răng theo chuyển động tròn và từ trên xuống.
- Không dùng lực quá nhiều khi đánh răng để tránh tình trạng chảy máu chân răng và nướu. Nên để phần đầu lông bào chảy tiếp xúc với kẽ răng.
- Đánh sạch từ trong ra ngoài và trên mép răng.
- Đánh sạch phần bên trong răng cửa ở dưới và mặt ngoài răng trong phía trên vì đây là nơi tập trung nhiều cao răng nhất.
- Đánh răng từ 2-4 phút mỗi lần.
- Sau khi đánh xong, súc miệng lại bằng nước sạch, nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng.
- Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng khi thức dậy, buổi tối trước khi ngủ hoặc sau khi ăn.
- Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa:
Làm sạch kẽ răng thường xuyên, mỗi ngày một lần. Bạn có thể dùng chỉ nha khoa sợi ni lông hoặc sợi tổng hợp đều có khả năng làm sạch mảng bám trong kẽ răng hiệu quả.
Bạn có thể thực hiện như sau:
- Lấy sợi chỉ nha khoa dài khoảng 50cm và quấn quanh tay còn lại khoảng 2-4cm .
- Di chuyển sợi chỉ nhẹ nhàng giữa các kẽ răng chà và cạo sạch.
- Không nên dùng lực quá mạnh để tránh tổn thương đến nướu.
- Chú ý đến vệ sinh lưỡi sạch sẽ:
Ngoài việc đánh răng, bạn có thể giúp răng miệng thơm tho hơn và loại bỏ được các mảng bám, vụn thức ăn, vi khuẩn có trên lưỡi bằng cách dùng cây cạo hoặc bàn chải vệ sinh lưỡi.
- Dùng cây cạo lưỡi ở góc lưỡi, cạo sát lưỡi và kéo về phía trước.
- Bạn có thể dùng bàn chải vệ sinh lưỡi nhẹ nhàng, tuy hiệu quả không bằng cây cạo lưỡi nhưng vẫn đảm bảo bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt.
2. Áp dụng các thói quen chăm sóc răng miệng lành mạnh
- Duy trì các thói quen ăn uống lành mạnh để bảo vệ răng miệng
Ở mọi lứa tuổi, ăn uống lành mạnh là điều vô cùng cần thiết cho răng và nướu luôn được khỏe mạnh. Một chế độ dinh dưỡng bao gồm các loại hạt, trái cây, rau củ quả,... cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Một số loại thực phẩm mang lại lợi ích cho răng:
- Các loại thực phẩm từ sữa: có chứa nhiều Calcium thành phần chính của răng, có độ axit thấp và làm giảm mòn răng.
- Các loại hạt, ngũ cốc,...
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin
- Rau củ chứa vitamin A như cà rốt, cà chua, súp lơ, bí ngôn, cải,... hỗ trợ cho sự hình thành men răng và giúp làm sạch răng.
- Thịt bò, thịt gà và trứng có chứa P và Ca là hai chất cơ bản của răng.
- Trà xanh: có tác dụng làm giảm các mảng bám, giảm sâu răng và bệnh viêm nha chu. Ngoài ra còn có tác dụng giảm hôi miệng và làm chắc men răng.
Hạn chế những loại thực phẩm có nhiều tinh bột và hàm lượng đường cao, những thực phẩm làm tăng axit trong miệng tạo điều kiện phát triển sâu răng. Các đồ uống có đường, nước ngọt, nước trái cây là mối đe dọa lớn vì chúng làm tăng nồng độ axit cao trong thời gian dài.
Ngoài ra, các loại đồ uống có ga còn gây ra nhiều hậu quả tệ hơn vì chứa thành phần cacbonat làm gia tăng tính axit.
- Uống nhiều nước
Bạn nên uống đủ nước, 2 lít nước mỗi ngày. Nước giúp làm sạch miệng, sản xuất nước bọt tránh khô miệng, cung cấp chất khoáng, giữ cho nướu hấp thu được và giúp bạn rửa trôi thức ăn còn sót lại sau bữa ăn. Ngoài ra, nước còn giúp bạn ngăn chặn những mảng bám hình thành trên răng.
- Không hút thuốc lá
Thuốc lá có tác động rất tiêu cực đến nướu răng. Là tác nhân hàng đầu gây ố răng và làm gia tăng các bệnh về nướu, thậm chí là ung thư miệng. Những người có thói quen hút thuốc nhiều đều có vấn đề liên quan đến nướu răng như nướu nhạy cảm hoặc chảy máu nướu gây đau nhức. Tốt nhất, bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc để ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.
- Đi khám răng thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời các bệnh về răng miệng
Các chuyên gia khuyên rằng nên kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng một lần và thăm khám thường xuyên hơn nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về răng miệng. Bạn nên nhận biết tình trạng răng miệng bình thường của mình để đánh giá được chính xác những thay đổi xảy ra bên trong miệng.
Trong quá trình kiểm tra, nha sĩ sẽ loại bỏ các mảng bám tích tụ trên răng mà bạn không thể tự loại bỏ được và cạo sạch cao răng trên và dưới đường nướu. Phương pháp này giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh viêm nướu, viêm nha chu và duy trì sức khỏe của nướu. Đồng thời còn tìm những dấu hiệu gây sâu răng ban đầu.
Một chế độ chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt rất quan trọng. Không chỉ giúp bạn có một hàm răng trắng sáng mà còn phòng ngừa các vấn đề răng miệng và các bệnh lý nguy hiểm liên quan. Ngoài việc vệ sinh răng miệng hàng ngày, bạn cũng cần tham khảo các tư vấn sức khỏe răng miệng từ nha sĩ để có biện pháp chăm sóc và bảo vệ đạt hiệu quả tốt nhất.
Comments