Nội dung:
- Răng sứ là gì?
- Có nên bọc răng sứ không?
- Trường hợp nào nên bọc răng sứ?
- Bọc răng sứ có đau không?
- Bọc răng sứ có tẩy trắng được không?
- Phân biệt giữa bọc răng sứ và trồng răng sứ
- Nên bọc răng sứ hay trồng răng sứ
- Bọc răng sứ có ảnh hưởng đến các răng khác không?
- Quy trình bọc răng sứ
- Cách bảo vệ răng sứ sau khi bọc
Bọc răng sứ thẩm mỹ là cách phục hồi những chiếc răng bị khuyết điểm, để lấy lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho hàm răng của mình. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người lo sợ sẽ để lại di chứng về sau nên không dám bọc răng sứ. Để hiểu rõ về răng sứ là gì? Các loại răng sứ? Sự khác nhau giữa bọc răng sứ và trồng răng sứ? Bọc răng sứ có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không và có nên bọc răng sứ hay không?,... bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết nhé!
Răng sứ là gì?
Răng sứ là loại răng được thiết kế với màu sắc và hình dáng như răng thật. Răng sứ được sử dụng để phục hình cho các răng bị hư, bị mất hoặc các răng có khuyết điểm. Mục đích của việc bọc răng sứ để hàm răng đẹp về mặt thẩm mỹ và hỗ trợ các hoạt động của răng miệng được tốt hơn.
Răng sứ được chia làm 4 loại:
Có 4 nguyên liệu làm răng sứ và cũng tương ứng với 4 loại răng sứ được sử dụng trong phòng khám nha khoa: Răng sứ kim loại thường, răng sứ Titan, răng sứ toàn sứ và răng sứ kim loại quý. Mỗi loại răng sứ sẽ có ưu và nhược điểm khác khau, giá thành cũng chênh lệch không tương nhau. Vậy nên, nha sĩ sẽ tư vấn loại răng sứ phù hợp với tình trạng răng của bạn để quá trình sử dụng được diễn ra an toàn.
Có nên bọc răng sứ không?
Lý do mọi người thường đặt câu hỏi có nên bọc răng sứ hay không vì lo lắng phương pháp này mạng lại những tác hại cho sức khỏe răng miệng, vậy sự thật bọc răng sứ có hại không?
Theo ý kiến của các bác sĩ nha khoa phương pháp bọc răng sứ chỉ tác động phía ngoài của men răng, hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến cấu trúc răng và các mô mềm bên e trong khoang miệng, thế nên không gây bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào cho người dùng. Bạn có thể yên tâm nếu đang có ý định thực hiện phương pháp này.
Trường hợp nào nên bọc răng sứ?
Bạn đang gặp các tình trạng như: hô, thưa, móm, không đều, bọc sứ cho răng sâu nặng và mất khả năng nhai, răng xỉn màu, ố vàng nghiêm trọng do tủy xương, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích và trám răng nhiều lần, răng bị thoái hóa, gãy, nứt, nẻ ảnh hưởng khả năng nhai xé thức ăn… Thì có thể can thiệp phương pháp bọc răng sứ để phục hồi chức năng nhai và thẩm mỹ.
Bọc răng sứ có đau không?
Khi bọc răng sứ mọi người thường lo lắng đến công đoạn mài răng và sợ đau, nhưng trước khi bắt đầu bác sĩ sẽ tiêm thuốc để tránh tình trạng ê buốt khi mài răng cho bệnh nhân, nên sẽ hoàn toàn không gây đau đớn gì. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ nha khoa. Một số trường hợp do tay nghề của bác sĩ chưa cao mài răng sai cách có thể ảnh hưởng đến tủy răng gây đau nhức quanh vùng, hoặc bọc sứ sai cách gây cộm cấn, khó chịu cho bệnh nhân
Bọc răng sứ có tẩy trắng được không?
Câu trả lời là không, tẩy trắng răng không có tác dụng đối với răng bọc sứ mà chỉ có tác dụng đến với mô răng thật mà thôi. Riêng với việc làm trắng cho răng sứ, thực tế răng sứ được đúc từ khối nguyên bản và bản chất của chất liệu này không bị bám màu, đặc biệt là màu thực phẩm, nếu chăm sóc và vệ sinh tốt cho răng sứ, thì chúng sẽ duy trì màu sáng lâu dài.
Phân biệt giữa bọc răng sứ và trồng răng sứ
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa bọc răng sứ và trồng răng sứ. Cả 2 đều có công dụng phục hồi khuyết điểm của răng, nhưng tùy vào tình trạng răng sẽ thực hiện phục hồi răng phù hợp.
Trồng răng sứ:
- Khi bệnh nhân bị mất răng (mất cả chân răng), trồng răng sứ là phương án duy nhất khôi phục chiếc răng đã mất. Các nha sĩ sẽ mài 2 chiếc răng bên cạnh (trái và phải) răng bị mất, rồi sử dụng cầu răng sứ gồm 3 răng được đúc kết dính liền với nhau và trùm lên 2 cùi răng thật đã mài.
- Hiện nay, trồng răng implant hoặc còn gọi là cấy ghép implant là giải pháp phục hồi răng đã mất hiện đại và an toàn nhất. Bằng việc sử dụng chân răng nhân tạo implant để thay thế sẽ giúp hạn chế tiêu xương hàm và không ảnh hưởng đến 2 răng bên cạnh.
Bọc răng sứ:
Đối với những chiếc răng bị khuyết điểm, răng thưa, sâu, nứt, sứt mẻ, tối màu,... thì chỉ cần bọc răng sứ. Bằng cách mài cùi răng thật, sau đó dùng mão sứ trùm lên răng đã mài. Chiếc răng sứ chính là lớp vỏ bao bọc răng thật bên trong. Giúp hàm răng cân đối, hài hòa và cải thiện chức năng nhai.
Nên bọc răng sứ hay trồng răng sứ
Nếu chưa được bác sĩ nha khoa tư vấn, nhiều người sẽ phân vân và không biết bên bọc hay nên trồng răng sứ thì tốt hơn. Những điều bạn phân vân, nó lại nằm chính trên chiếc răng cần giải phẫu của mình. Tùy vào tình trạng răng, nha sĩ sẽ đưa ra phương pháp phục hồi chiếc răng phù hợp.
Bọc răng sứ có ảnh hưởng đến các răng khác không?
- Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ giúp bảo vệ chiếc răng bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Giúp răng tránh khỏi những tác hại từ bên ngoài gây tổn thương cho răng, đồng thời phục hồi lại tính thẩm mỹ cho răng.
- Khi bọc răng sứ chỉ tác động bên ngoài men răng và không lấn sâu vào cấu trúc quan trọng của răng cũng như các mô nướu xung quanh răng. Nên sẽ không gây ảnh hưởng gì đối với sức khỏe răng miệng.
- Tuy nhiên, bọc răng sứ sẽ để lại những biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nếu như chất lượng răng sứ không đảm bảo, quá trình bọc răng sứ không an toàn, bác sĩ nha khoa có tay nghề kém,... Vì vậy, bạn cần chọn cho mình một cơ sở nha khoa uy tín để điều trị nhé.
Quy trình bọc răng sứ
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
- Bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cho khách hàng có nhu cầu về tình trạng răng, tình trạng hư tổn của răng bằng cách chụp X-quang. Đồng thời cũng khám tổng quát răng miệng để xem răng miệng có đang gặp phải bệnh lý gì không.
- Sau đó nha sĩ sẽ tiếp tục tư vấn khách hàng loại răng phù hợp nhất, để khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng loại răng nào. Trường hợp nếu bạn đang gặp vấn đề bệnh lý về răng miệng thì cần tiến hành điều trị trước.
Bước 2: Tiến hành mài răng
- Khi đã xác định được tình trạng răng và điều trị bệnh cho răng ( nếu có), bác sĩ nha khoa sẽ gây tê và tiến hành mài răng.
- Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để mài bề ngoài răng với tỉ lệ nhỏ nhất có thể, để đảm bảo mô răng thật vẫn được bảo vệ an toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của răng cần bọc.
Bước 3: Lấy dấu hàm và thiết kế răng sứ
Sau khi mài răng, nha sĩ sẽ lấy dấu hàm để gửi cho Labo thiết kế răng. Lúc này, khách hàng sẽ được gắn răng tạm thời để đảm bảo quá trình nhai và thẩm mỹ. Đồng thời, lên lịch hẹn để khách hàng quay lại gắn răng hoàn chỉnh.
Bước 4: Tiến hành bọc răng sứ
- Khách hàng sẽ được gắn răng sứ đã được thiết kế trước đó. Nếu trường hợp khi răng bọc không được thỏa mái, không đúng như yêu cầu sẽ được điều chỉnh lại.
- Khách hàng sẽ được bác sĩ nha khoa dặn dò về cách bảo vệ chiếc răng được phẫu thuật và cách chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách. Để bảo vệ răng được bền lâu và tuổi thọ cao hơn.
Bước 5: Tái khám răng miệng định kỳ
Bạn sẽ được bác sĩ nha khoa hẹn lịch tái khám để kiểm tra sự ổn định của răng bọc sứ, đảm bảo răng miệng được khỏe mạnh.
Cách bảo vệ răng sứ sau khi bọc
Vệ sinh răng miệng
Để giữ cho răng sứ và cả sức khỏe răng miệng được khỏe mạnh bạn nên:
- Chải răng đúng cách 2 lần/ 1 ngày. Sử dụng kem đánh răng có chứa Flour, bàn chải lông mềm, thay bàn chải định kì 3 tháng/ 1 lần.
- Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên.
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ những cặn thức ăn dính trên răng.
- Đến bác sĩ nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để theo dõi tình trạng răng sứ và khắc phục kịp thời những vấn đề về răng miệng.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến răng miệng. Vì vậy, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
- Hạn chế sử dụng thức ăn ngọt gây sâu răng, các thực phẩm sẫm màu như trà, cà phê hay thuốc lá,... khiến răng ố vàng.
- Hạn chế ăn các thức ăn cứng, dai,... vì lực cắn quá mạnh sẽ gây mẻ, vỡ, nứt răng.
- Nên ăn những thức ăn vừa mềm để giữ răng sứ được lâu.
- Ăn nhiều hoa quả có tác dụng làm sạch và trắng răng như: chuối, dâu tây, táo,...
>>> Tham khảo bí quyết chăm sóc sức khỏe răng miệng đơn giản mà hiệu quả.
Kết luận:
Những thắc mắc về bọc răng sứ đã được giải đáp, bạn có thể yên tâm đưa ra quyết định phục hồi khuyết điểm răng của mình để có một hàm răng đều, đẹp. Tuy nhiên, tùy vào bệnh lý từng loại răng miệng sẽ có cách điều trị cũng như bọc hay trồng răng sứ khác nhau. Vì vậy, hãy đến bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị một cách hiệu quả nhất nhé.
Comments