Nội dung:
-
Mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì? Kinh nghiệm kinh doanh thực chiến bạn cần lưu ý
- 1. Lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa
- 2. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
- 3. Mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn?
- 4. Lựa chọn địa điểm mở quán trà sữa
- 5. Có nên mở quán trà sữa nhượng quyền hay xây dựng thương hiệu mới?
- 6. Lên ý tưởng thiết kế quán trà sữa
- 7. Sáng tạo, đa dạng menu quán trà sữa
- 8. Trang bị máy móc, nguyên vật liệu và phần mềm quản lý bán hàng
- 9. Lập kế hoạch marketing, mở rộng hình thức kinh doanh trà sữa online
- Kết Luận
Kinh doanh chưa bao giờ là lĩnh vực nhẹ nhàng, dễ thở. Đặc biệt hiện nay thị trường kinh doanh trà sữa đang là cuộc đua của nhiều thương hiệu lớn như: The Coffee House, Toco Toco, Royal Tea, The Alley, Phúc Long….khiến môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Vì thế để mở quán trà sữa cho riêng mình, bạn sẽ cần chuẩn bị rất nhiều thứ từ việc lập kế hoạch kinh doanh, thiết kế nội thất, số vốn cần đầu tư hay chiến lược marketing. Bài viết dưới đây Dongnaiquetoi sẽ chia sẻ đến bạn 1 số kinh nghiệm mở quán trà sữa siêu lợi nhuận. Hy vọng sẽ giúp các bạn, những người chủ quán trà sữa trong tương lai tìm được định hướng, thành công trên con đường “mua may bán đắt” của mình.
Mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì? Kinh nghiệm kinh doanh thực chiến bạn cần lưu ý
1. Lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa
Hầu hết những lần mở quán trà sữa thất bại của nhiều nhà khởi nghiệp trẻ đều liên quan đến việc nóng vội, không xây dựng kế hoạch chi tiết.
Vì thế, để bắt tay vào thực hiện quá trình hoạt động. Dựa vào nguồn vốn, kinh nghiệm cá nhân và những dữ liệu từ việc phân tích thị trường đối thủ cạnh tranh, thị hiếu người dùng. Bạn nên lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa cụ thể, rõ ràng và thực tế.
Để phác thảo ra một kế hoạch kinh doanh quán trà sữa tốt với khả năng ứng dụng cao, bạn cần trả lời các câu hỏi sau:
Tệp khách hàng tiềm năng mà bạn hướng đến là ai? Độ tuổi, mức thu nhập, thói quen mua sắm, giải trí, học tập của họ.
Khu vực mà bạn muốn mở quán, địa điểm mở quán trà sữa, diện tích bao nhiêu?
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp/ gián tiếp của bạn là ai? Họ có những ưu/ khuyết điểm gì?
Mô hình kinh doanh quán trà sữa mà bạn lựa chọn: Xây dựng thương hiệu cá nhân hay mở quán trà sữa nhượng quyền? Có kinh doanh thêm các loại đồ uống khác (trà, sinh tố, nước ép…)?
Chi phí mở quán trà sữa là bao nhiêu? (Chi phí mặt bằng, thi công thiết kế, trang trí nội thất, nguyên vật liệu, thuê nhân viên…)
Bảng phân tích lãi lỗ, biến động trong từng thời điểm…
Điểm khác biệt về menu của bạn so với đối thủ cạnh tranh là gì? Tại sao khách hàng nên thưởng thức đồ uống tại quán bạn?
Bạn cần thuê bao nhiêu nhân viên để quản lý vận hành quán
Bên cạnh đó để tránh một vài nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình thực hiện như xu hướng người dùng thay đổi, các khoản chi phí cao hơn so với dự tính,…bạn nên chuẩn bị thêm 1-2 phương án dự phòng khác để kịp xoay sở và ứng phó khi kế hoạch trước thất bại.
2. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Xác định đúng đối tượng khách hàng tiềm năng là yếu tố then chốt quyết định đến 99% sự thành công hay thất bại của bạn trong ngành này. Chính vì vậy, điều đầu tiên bạn cần cân nhắc trước khi mở quán trà sữa đó là trả lời câu hỏi “khách hàng của tôi là ai?”
Dựa trên kinh nghiệm mở quán trà sữa thành công, hầu hết khách hàng uống trà sữa được chia thành 2 nhóm :
Học sinh, sinh viên: Có 1 sự thật là đa phần giới trẻ hiện nay đặc biệt các bạn nữ đều bị “nghiện” trà sữa. Lượng khách hàng này thường chiếm khoảng 50-70% tổng nhu cầu thị trường. Đặc điểm của đối tượng này thường đi theo nhóm với kinh phí giới hạn nhưng lại có tần suất uống trà sữa cao. Nếu muốn mở quán trà sữa kinh doanh theo quy mô nhỏ lẻ bạn nên tập trung chủ yếu vào đối tượng này.
Cặp đôi & Gia đình: Đây là nhóm đối tượng đại diện cho khoảng 30% khách hàng còn lại (tùy từng vị trí). Họ là những người có khả năng chi tiêu lớn, thường đặt hàng vào buổi trưa, chiều tối hoặc những ngày lễ cuối tuần.
3. Mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn?
Mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn? Một câu hỏi mà dường như được khá nhiều người quan tâm. Trên thực tế, bạn có thể kinh doanh trà sữa với số vốn 0 đồng hoặc bắt đầu từ 10 triệu đồng, có phải thật khó tin ? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời đó qua những mô hình quán trà sữa dưới đây.
3.1 Mở quán trà sữa 0 đồng
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ 4.0 với các dịch vụ trực tuyến vô cùng phổ biến. Thay vì tự mình đến cửa hàng để mua đồ uống, rất nhiều người thích ở nhà chọn đồ qua app online, website… vừa tiết kiệm được thời gian cũng như nhận thêm nhiều mã giảm giá khuyến mãi. Vì vậy dịch vụ kinh doanh online dần trở nên phổ biến và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bản chất của hình thức kinh doanh online này là bạn sẽ trở thành đơn vị trung gian có nhiệm vụ phát triển kênh phân phối online cho các cửa hàng trà sữa truyền thống. Sau khi hoàn thành gioa hàng bạn sẽ nhận được khoản hoa hồng theo thỏa thuận ban đầu.
Ưu điểm của mô hình này là bạn hoàn toàn không tốn bất kì 1 khoản chi phí nào. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là khó kiểm soát được chất lượng sản phẩm, vì bạn không trực tiếp sản xuất. Vậy nên để mang lại doanh thu lớn, đạt được hiệu quả cao bạn cần đầu tư vào mặt hình ảnh chú trọng vào nội dung để nhận được sự tin tưởng và tiếp cận khách hàng. Bên cạnh đó là khả năng phân tích thị trường, mối quan hệ rộng và đặc biệt là ý tưởng marketing tốt.
3.2 Mở quán trà sữa với số vốn 10 triệu đồng
Thật khó tin khi nói rằng chỉ với 10 triệu đồng mà bạn có thể bắt đầu kinh doanh quán trà sữa. Nhưng thật sự đây là ý tưởng hoàn toàn khả thi và phù hợp với trà sữa dạng xe đẩy, vỉa hè. Chi phí ban đầu cho mô hình này bao gồm: Xe đẩy, nguyên vật liệu pha chế, một số dụng cụ khác.
Mặc dù ý tưởng kinh doanh trà sữa dạng vỉa hè không cho phép đầu tư nhiều về mặt bằng, nội thất nhưng yêu cầu bạn phải chú trọng đến bảng hiệu, menu quán rõ ràng, âm thanh ánh sáng bắt mắt…Tạo thiện cảm thu hút khách hàng ghé qua.
Bên cạnh ưu điểm tiết kiệm chi phí đầu tư thì nhược điểm lớn nhất của mô hình này là quá trình vận hành tương đối vất vả, vì bán vỉa hè nên đôi khi sẽ được trật tự đô thị “ ghé thăm”. Do đó bạn cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định áp dụng loại hình này.
3.3 Mở quán trà sữa với 100 triệu đồng tiền vốn
Với 100 triệu tiền vốn trong tay, bạn có thể dễ dàng mở một quán trà sữa vừa và nhỏ. Kinh phí đầu tư trên các hạng mục bao gồm: Tiền thuê mặt bằng, thiết kế nội thất, máy móc và dụng cụ nguyên vật liệu pha chế…Tuy nhiên với số vốn này bạn không thể thuê được mặt bằng tại các vị trí “đắc địa” hay trang trí quán một cách hoàn hảo trừ khi bạn có kiến thức, kỹ năng thẩm mỹ kéo léo về thiết kế, decor.
100 triệu là mức vốn vừa vặn, vậy nên bạn cần tính toán chính xác để phân bổ số tiền đầu tư sao cho hợp lý. Cùng với đó là các chiến lược rõ ràng để giữ chân khách hàng và phát triển công việc kinh doanh quán.
4. Lựa chọn địa điểm mở quán trà sữa
Dựa trên việc phân tích mục 2-3 để tìm kiếm lựa chọn mặt bằng quán trà sữa phù hợp. Thông thường sẽ có 2 hình thức địa điểm là: Tận dụng mặt bằng sẵn có hoặc thuê những nơi bên ngoài. Vậy đâu là địa điểm mở quán trà sữa lý tưởng? Nhìn vào mục khách hàng mục tiêu bạn sẽ biết được vị trí hái ra tiền là những nơi gần các trường học, khu dân cư đông đúc, tại các khu trung tâm vui chơi giải trí đông đúc.
Tất nhiên, vị trí đẹp sẽ đi đôi với giá thành cao tương ứng. Nên nếu bạn đang sở hữu số vốn hạn chế, thì kinh doanh ở những nơi có độ cạnh tranh thấp, lùi vào hẻm hoặc cách xa trung tâm thành phố 1 chút cũng là 1 giải pháp không tệ. Nhưng phải đảm bảo khu vực đó có khách hàng tiềm năng và kênh online của bạn hoạt động hiệu quả.
5. Có nên mở quán trà sữa nhượng quyền hay xây dựng thương hiệu mới?
Mở quán trà sữa nhượng quyền hay tự xây dựng thương hiệu riêng loại hình nào “ dễ ăn” hơn là câu hỏi mà ít ai có thể xác minh được. Chỉ riêng với những người đã có kinh nghiệm kinh doanh trước đó mới có thể quyết định dễ dàng hơn. Vậy để có định hướng đúng đắn khi kinh doanh quán trà sữa, làm thế nào để giảm thiểu rủi ro và gia tăng tỉ lệ thành công nhất định hãy cùng Dongnaiquetoi đong đếm ưu - nhược điểm giúp bạn có lựa chọn sáng nhất.
5.1 Xây dựng thương hiệu
Ưu điểm
Chủ động trong kinh doanh và tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng duy trì quán
Toàn quyền quyết định sự nổi tiếng, thành công thương hiệu mình trên thị trường
Nhược điểm:
Tốn kém khá nhiều thời gian về việc lên ý tưởng xây dựng bộ máy vận hành
Không thể kiểm soát mọi thứ chỉnh chu ngay từ lần đầu tiên tiếp quản như nhân sự, bài trí setup hay quản lý vận hành quán.
5.2 Nhượng quyền thương hiệu
Hiện nay có nhiều chuỗi trà sữa lớn bán thương hiệu như: Gong Cha, Ding Tea, Royaltea, BoBaPoP, Koi Thé…
Ưu điểm:
Không tốn chi phí, giảm thiểu rủi ro trong quá trình xây dựng thương hiệu
Được xây dựng theo hệ thống quy chuẩn riêng biệt và vận hành khoa học, hiệu quả ngay từ những bước đi đầu tiên
Hoạt động marketing được hỗ trợ từ thương hiệu về chương trình, ưu đãi, khuyến mãi
Đảm bảo an toàn về chất lượng sản phẩm
Nhược điểm:
Số vốn đầu tư cao ( từ vài trăm triệu trở lên)
Mức độ cạnh tranh với những thương hiệu lớn tại khu vực.
Tóm lại, việc bạn lựa chọn hướng tự xây dựng mới hay mở quán trà sữa nhượng quyền thương hiệu cũng đều phụ thuộc số vốn đầu tư và đặc điểm khách hàng tiềm năng mà bạn hướng tới.
6. Lên ý tưởng thiết kế quán trà sữa
Ngoài chất lượng dịch vụ, đồ uống thì decor quán là yếu tố giúp thu hút, giữ chân khách hàng. Bởi ngoài việc đến quán trà sữa để uống nước trò chuyện họ còn đến để check-in sống ảo. Do đó bạn cần đầu tư để có những góc view thật lung linh, sống động.
Các yếu tố mà bạn cần xem xét khi thiết kế quán trà sữa bao gồm công việc như sắp xếp vị trí, công năng của từng khu vực, đồ nội thất cho quán, thiết kế, trang trí không gian quán…
Với những quán trà sữa có quy mô hoạt động nhỏ lẻ, nếu bạn có khiếu thẩm mỹ có thể tự tìm những ý tưởng thiết kế sáng tạo quán theo phong cách riêng, tuy nhiên với những quán trà sữa lớn hay nhượng quyền thương hiệu, để tránh việc làm không đến nơi đến chốn bạn nên nhờ sự tư vấn hỗ trợ từ các bên thiết kế chuyên nghiệp. Đương nhiên việc tư vấn này sẽ khiến bạn tiêu tốn một khoản chi phí khá lớn, trung bình khoảng 200.000/m2.
7. Sáng tạo, đa dạng menu quán trà sữa
Cũng giống như kinh doanh quán cafe, trà sữa là phân khúc khá đặc thù được chia thành nhiều nhóm đồ uống, hương vị, size khác nhau. Thông thường 1 menu quán hoàn chỉnh với khả năng ứng dụng cao mang đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng sẽ từ 20 - 30 món trở lên, từ các món uống quốc dân đến thịnh hành.
Một mẹo nhỏ mà mình khuyên các bạn nên sử dụng là hãy tập trung các loại thức uống “hot” mới lạ, nổi bật lên đầu hoặc giữa menu bên cạnh đó bạn nên đa dạng loại topping đi kèm bởi nó sẽ giúp giá trị cốc trà sữa của bạn tăng lên ½ - ⅓ lần.
8. Trang bị máy móc, nguyên vật liệu và phần mềm quản lý bán hàng
Một quán trà sữa muốn vận hành trôi chảy không thể thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ từ khâu phục vụ đến quầy trưng bày, order thức uống. Những vấn đề thường khiến chủ kinh doanh băn khoăn rằng những thiết bị nào là thực sự cần thiết, mua ở đâu, chi phí như thế nào?
Để tránh lãng phí bỏ sót những đồ dùng cần thiết, bạn nên tổng hợp 1 danh sách đầy đủ với những dụng cụ cần thiết khi mở quán trà sữa, sau đó liên hệ với những bên cung ứng tốt trên thị trường nhận báo giá và lựa chọn ra nơi cung cấp chất lượng uy tín nhất.
Các máy móc, nguyên vật liệu cơ bản bao gồm: Máy xay, máy làm lạnh, máy định lượng đường, cốc, ly, muỗng ống hút, các loại trà cần pha chế, phụ liệu, topping,vv.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ các thao tác bán hàng thủ công đã không còn “hợp thời”. Chưa kể phương pháp này còn ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả kinh doanh. Thay vào đó, các chủ quán trà sữa nên áp dụng một phương thức quản lý mới – chính là phần mềm quản lý bán hàng.
Quản lý và vận hành quán trà sữa theo phương thức truyền thống sẽ dễ xảy ra các sai sót, nhầm lẫn trong khâu order hay khi xử lý các thao tác nghiệp vụ phức tạp như tách/ gộp bàn, hóa đơn đặc biệt là công việc kiểm kê nguyên liệu, theo dõi doanh thu, lợi nhuận. Với việc ứng dụng phần mềm quản lý trong kinh doanh quán trà sữa, giúp tối ưu toàn bộ nguồn lực, hạn chế các rủi ro thất thoát, cũng như một công cụ hỗ trợ việc bán hàng trở nên đơn giản, nhanh chóng hơn.
Đọc thêm: Phần mềm hỗ trợ bán hàng - Vũ khí quản lý tốt nhất hiện nay
9. Lập kế hoạch marketing, mở rộng hình thức kinh doanh trà sữa online
Một điều quan trọng khi mở quán trà sữa là phải làm sao để khách hàng biết đến bạn là ai? ở đâu? có những dịch vụ nổi bật gì? Do đó, để đi vào hoạt động hiệu quả bạn sẽ cần có một bản kế hoạch marketing kỹ lưỡng từ việc quảng bá cho ngày khai trương cho đến các chiến dịch thu hút khách hàng về sau.
Có 2 nguồn tài nguyên lớn bạn có thể tận dụng là:
Hành động quảng bá offline: Tiếp thị tại địa điểm quán, phát tờ rơi, tổ chức chương trình sự kiện khuyến mãi giảm giá trong tuần/ tháng…hoặc các mối quan hệ bên ngoài của mình để giới thiệu, pr về quán.
Hành đồng quảng bán online: Sử dụng công cụ truyền thông trực tuyến như Facebook, Website, Instagram, Pinterest để chia sẻ các video, hình ảnh thông tin về sản phẩm hình ảnh 1 cách bắt mắt và hấp dẫn nhất. Bên cạnh đó, nếu bạn đang sở hữu 1 mô hình quán trà sữa khá rộng lớn có thể kết hợp đẩy mạnh quảng bá thương hiệu trên kênh Tik Tok hoặc thuê KOL PR sản phẩm nhằm thúc đẩy doanh số, nâng cao nhận diện thương hiệu, tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Như đã đề cập ở mục 3.1 việc đặt đồ ăn online đang ngày một phổ biến.Vì thế, để gia tăng doanh thu giúp thương hiệu tiếp cận đa dạng tệp khách hàng hơn, bạn nên kết hợp tạo các gian hàng trên app bán đồ ăn như: GrabFood, Baemin, Shopee Food, GoJek,vv. Bởi không phải ai cũng đủ thời gian hoặc chịu khó tìm đến 1 quán để ngồi thưởng thức, nhâm nhi cốc trà sữa rồi về, nhưng họ có thể dễ dàng đặt và đợi ship đến tận nhà hay cơ quan.
Kết Luận
Dù trên thị trường hiện nay có vô vàng loại thức uống mới lạ nhưng cũng không thể phủ nhận được độ bao phủ của trà sữa là rất rộng lớn, khi hàng ngày có từ vài quán đến hàng chục quán mới ra đời. Bên cạnh những thương hiệu trà sữa nổi tiếng và đạt doanh thu “khủng” hàng năm. Thì cũng không ít trường hợp kinh doanh trà sữa thất bại. Vậy nên việc mở quán trà sữa có thành công và mang lại lợi nhuận cao hay không sẽ phụ thuộc vào việc bạn nắm bắt cơ hội thị trường cùng các kiến thức khả năng xây dựng chiến lược kinh doanh quán trà sữa mà bạn hoạch định.
Trên đây là những chia sẻ được Dongnai Quetoi tổng hợp từ những người thành công trong lĩnh vực kinh doanh quán trà sữa. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn mở rộng thêm vốn hiểu biết, kinh nghiệm để đến gần hơn với thành công!
Tương tự như kinh doanh quán trà sữa, mở quán cafe sân vườn cũng là ý tưởng khởi nghiệp tuyệt vời mà bạn nên tham khảo để bắt đầu kế hoạch đầu tư sinh lời của mình.
Comments