Nội dung:
Trong những năm gần đây sàn thương mại điện tử Shopee được đánh giá là một trong những nền tảng bán hàng online hiệu quả nhất hiện nay. Với điểm mạnh về giao diện dễ sử dụng cùng nhiều chính sách ưu đãi cho cả người bán lẫn người mua, Shopee nhanh chóng sở hữu số lượng người dùng vô cùng lớn. Nếu bạn có ý định kinh doanh trên shopee, đừng bỏ lỡ các chia sẻ hữu ích dưới đây về cách kinh doanh trên shopee hiệu quả nhất.
Đôi nét về ông lớn Shopee
Shopee là trang thương mại điện tử mua sắm, nó được lập ra bởi tập đoàn SEA của Forrest Li ở Singapore vào năm 2015. Đóng vai trò như chợ online, liên kết tốt giữ người mua và người bán. Người bán đăng tải các thông tin về sản phẩm và dịch vụ mà không cần người tư vấn hay vận chuyển, đồng thời người mua cũng tiếp cận được các thông tin ấy một cách trực quan mà không cần đến cửa hàng.
Sàn thương mại điện từ Shopee có rất nhiều mặt hàng sản phẩm khác nhau với mẫu mã đa dạng: quần áo, đồ chơi, đồ gia dụng, thiết bị điện tử,…Tạo thuận tiện cho cả người mua và người bán.
Shopee có rất nhiều hình thức thanh toán để hỗ trợ người sử dụng. Bạn có thể thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng, đồng thời có thể thanh toán qua thẻ Visa, chuyển khoản ngân hàng và đặc biệt bạn có thể thanh toán qua các ví điện tử như ví Airpay, ví Shopee…
Khi đơn hàng của bạn có vấn đề: bạn không nhận được hàng, trả hàng… thì Shopee sẽ hoàn tiền cho bạn vào tài khoản ví điện tử đã liên kết
Khi tạo gian hàng trên shopee người bán sẽ không mất khoản phí nào cả, mà chỉ thanh toán chi phí khi thực hiện thành công đơn hàng, chi phí này hầu như là đều có trên các nền online khác. Ngoài ra thì với các nhà bán hàng còn phải chịu thêm các chi phí như đóng gói, bao bì sao cho đảm bảo tiêu chuẩn Shopee đề ra.
>>>> Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh nông sản sạch
Các bước mở gian hàng trên Shopee
Bước 1: Tạo tài khoản trên shopee
Nếu bạn chưa có tài khoản shopee thì bước đầu tiên bạn cần có một tài khoản để truy cập vào website. Đăng ký bằng cách: Bấm vào nút Đăng Ký ở góc trên bên phải. Điền đầy đủ thông tin cần thiết khi hộp thoại đăng ký hiện lên. Xác minh thành công bạn tạo tên đăng nhập, điền đầy đủ thông tin cơ bản.
Bước 2: Đăng ký bán hàng trên shopee
Các thông tin bạn cần điền đủ:
Hình ảnh đại diện
Tên shop của bạn
Thiết lập mô tả về cửa hàng của bạn
Cập nhật địa chỉ cửa hàng
Lựa chọn các đơn vị vận chuyển muốn liên kết
Thiết lập ví ngân hàng
Đăng ký shopee mall: Để đăng ký trở thành shopee mall, cửa hàng của bạn phải đáp ứng một số tiêu chí và một số thủ tục cần thiết , để chứng minh shopee rằng bạn là thương hiệu có uy tín và hoạt động kinh doanh đúng theo quy định. Để tham gia xét duyệt trở thành Shopee Mall bạn có thể tham khảo form đính kèm bên dưới. Và nên tiêu hiểu về các chính sách bắt buộc dành cho các Shopee Mall trên shopee nhé
Điền form đăng ký: Đăng ký trở thành Shopee Mall
Bước 3: Đăng bán sản phẩm trên shopee
- Đăng hình ảnh cho sản phẩm: Khi đăng hình ảnh những sản phẩm mà bạn kinh doanh, cần lựa chọn những hình ảnh rõ ràng, bắt mắt, để thu hút khách hàng, đồng thời đừng quên mô tả chi tiết về sản phẩm cho người mua nắm rõ những thông tin mà họ cần biết để ra quyết định mua hàng. Shopee cho phép tối đa 9 hình ảnh bao gồm ảnh bìa và 1 video sản phẩm.
Đặt tên và chọn ngành hàng cho sản phẩm tại mục > Thêm sản phẩm trong mục > Quản lý sản phẩm
- Điền thông tin sản phẩm: Điền thông tin cơ bản của sản phẩm: mô tả, danh mục, thương hiệu… (các phần đánh dấu * là mục bắt buộc).
- Điền thông tin bán hàng.
- Phân loại hàng hóa: bạn có thể phân loại sản phẩm cụ thể như màu sắc, kích cỡ.
- Cập nhật thông tin vận chuyển.
- Cập nhật các thông tin khác như hàng đặt trước, tình trạng, SKU sản phẩm.
Cách kinh doanh trên shopee hiệu quả
Cách đặt tên cho sản phẩm bán trên shopee nổi bật nhất
+ Tips 1: Loại Sản phẩm + Tên thương hiệu + Mã Sản Phẩm( nếu có ) + trọng lượng/dung tích(nếu có) + đặc điểm(nếu có) + công dụng nổi bật + khuyến mãi(nếu có)
+ Tips 2: từ khoá 1 [ giật tít] từ khoá 2, công dụng, đặc điểm của sản phẩm
+ Tips 3: [ giật tít] từ khoá 1, từ khoá 2, công dụng sản phẩm
Viết mô tả sản phẩm shopee
Đọc kĩ tiêu chuẩn cộng đồng của shopee về quy định liên quan đến các ngành hàng khác nhau, để tránh cứ tạo sản phẩm bị khóa mà không hiểu vì sao. Nghiên cứu cách làm mô tả sản phẩm của top 5, rồi rút ra bài học kinh nghiệm xong mà làm cho shop của mình.
Lưu ý: là khách chỉ đọc khoảng 3 dòng đầu tiên nên có gì ưu thế, bảo hành hay bằng chứng uy tín thì phải để lên đầu tiên.
Phải có hashtag ở cuối để tăng lượt tiếp cận với khách hàng hiệu quả hơn (cách tìm hashtag: từ khóa liên quan đến sản phẩm được tìm kiếm nhiều nhất trong vòng 30 ngày, từ khóa có thể khách hàng sẽ search nếu họ đang cần sản phẩm của bạn,...
Đặt giá sản phẩm trên shopee
Trước tiên là tìm nguồn hàng tận gốc để không phải qua quá nhiều trung gian dẫn tới giá thành cao quá, khó bán.
Việc xác định giá đương nhiên phụ thuộc vào chiến lược của bạn rồi, nhưng mình làm việc ở đâu thì phải nương theo luật ở đó. Shopee ưu tiên hiển thị các sản phẩm có mức % giảm giá lớn.
Cho nên bạn phải tính giá làm chương trình giảm giá hiệu quả hơn: Nhập + chi phí cố định + chi phí biến đổi + lợi nhuận mong muốn = giá bán. Từ giá bán này bạn thêm 30% nữa thành giá niêm yết, giá này chỉ để làm cảnh, chứ lúc nào cũng sẽ có chữ giảm 30% để thành giá bán nhé.
Khi tăng giá sản phẩm: Nếu như vừa tăng giá sản phẩm xong rồi bạn lại tạo chương trình giảm giá xong sẽ bị shopee phạt tội “tăng giá bán bất hợp lý” cho nên bạn phải đợi 7 ngày sau khi chỉnh giá, mới được tạo chương trình khuyến mãi cho sản phẩm đó nhé.
Tham gia các chương trình sale
Shopee hàng tháng đều đặn tổ chức cuộc sale lớn, đây là thời điểm khá thích hợp để người bán tăng đơn hàng và tăng nhận diện cho thương hiệu của mình. Tuy nhiên, bạn cần phải cân nhắc kỹ càng chính sách của Shopee bán hàng để xem mức giảm giá có phù hợp không và Shopee có ưu đãi gì khác trong thời điểm flash sale không.
Tư vấn cho khách hàng tận tình, khiến khách hàng thoải mái
Thái độ bán hàng quyết định hơn 70% thành bại của việc kinh doanh trên shopee, shopee ưu tiên cho những gian hàng có nhiều đánh giá tốt, những đánh giá này cũng là yếu tố quan trọng giúp cho khách hàng tin tưởng và quyết định mua sản phẩm tại gian hàng của bạn. Và điều cần lưu ý tiếp theo chính là việc tư vấn cho khách hàng nhanh chóng, tận tình, nhiều chủ cửa hàng trên shopee thường chủ quan đến vấn đề tư vấn khi khách mua hàng trên shopee vì họ cho rằng việc học mô tả và minh bạch giá tiền đã rất chi tiết, tuy nhiên nhiều khách hàng họ cần nhiều hơn như thế, họ có thể cần bạn tư vấn cách phối đồ hoặc cần hình ảnh sản phẩm thực tế… và việc bản phản hồi chậm có thể khiến họ đổi ý hoặc mua hàng nhưng lại đánh giá shop của bạn là kém chất lượng.
Cập nhật những thay đổi của thị trường mục tiêu
Những cửa hàng kinh doanh sản phẩm có tính mùa vụ cao thì việc quan sát thị trường để dự đoán xu thế sắp tới là yếu tố sống còn. Ví dụ như ngành hàng thời trang, nghiên cứu và nắm bắt xu thế tốt giúp bạn có nhiều lợi thế như nhập hàng sớm, có mức giá tốt hơn các cửa hàng khác, chỉ cần chậm chân bạn có thể chịu khoản lỗ lớn và phải xả hàng gấp vì đặc điểm của ngành hàng này là theo mùa vụ, hết mùa bạn sẽ không bán được nữa mà phải xả hàng bằng giá vốn.
Nếu bạn bán nhiều sản phẩm hoặc thích bán hàng theo trend, hãy tận dụng công cụ nghiên cứu từ khóa để xem mặt hàng nào đang được tìm kiếm nhiều nhất, bạn có thể tận dụng thêm tab "hàng bán chạy" trên shopee để tìm hiểu các mặt hàng đang bán tốt nhất trên sàn, xem các chỉ số như một ngày bán được bao nhiêu đơn của các shop top đầu là có thể đánh giá và lựa chọn được mặt hàng mới rồi.
>>>> Xem thêm: Top các phần mềm bán hàng đa kênh hỗ trợ tốt cho công việc bán hàng trên các sàn thương mại điện tử hiệu quả
Đó là tất tần tật cách mở gian hàng trên shopee và cách để kinh doanh shopee hiệu quả, hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong công việc kinh doanh, chúc bạn ngày càng thành công nhé!
Comments