Nội dung:
- 1. Bán trái cây có lời không?
- 2. Vì sao nên ăn trái cây mỗi ngày?
-
3. Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng trái cây
- 3.1 Khởi nghiệp bán trái cây cần bao nhiêu vốn?
- 3.2 Thực hiện khảo sát nghiên cứu thị trường
- 3.3 Địa điểm kinh doanh cửa hàng trái cây
- 3.4 Mở rộng mạng lưới bán trái cây online
- 3.5 Xây dựng thương hiệu cửa hàng trái cây sạch
- 3.6 Đưa ra mức giá hợp lý khi kinh doanh trái cây
- 3.7 Tìm đối tác kinh doanh trái cây uy tín chất lượng
- 3.8 Cách trưng bày trái cây bán hấp dẫn và gọn gàng
- 3.9 Tư vấn nhiệt tình, bán hàng chu đáo khi kinh doanh trái cây offline - online
- 3.10 Marketing quảng bá cửa hàng hoa quả
- 3.11 Lựa chọn phương pháp quản lý bán hàng tối ưu nhất
- 4. Câu hỏi thường gặp khi mở cửa hàng kinh doanh trái cây
Xu hướng kinh doanh trái cây dần được lựa chọn phổ biến bởi nhu cầu sức khỏe thiết yếu của con người ngày càng tăng cao. Ngày nay, vì quá nhiều thông tin về các loại hoa quả kém chất lượng, bị nhiễm thành phần hóa học. Nên người dùng dần hạn chế với việc mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc, bày bán tràn lan trên vỉa hè, đường phố mà thay vào đó là tìm đến các cửa hàng, siêu thị trái cây sạch. Thế nên việc thử mình với hình thức kinh doanh trái cây “1 vốn 4 lời” này là lựa chọn đáng để bạn cân nhắc. Vậy mở cửa hàng trái cây cần bao nhiêu vốn? những kinh nghiệm cần biết khi khởi nghiệp là gì? Hãy dành vài phút tham khảo những thông tin cực thú vị dưới đây nhé.
1. Bán trái cây có lời không?
Trái cây là loại hình kinh doanh với số vốn bỏ ra ít nhưng mang lại lợi nhuận đáng kể. Trên thị trường hiện nay, với đa phần sản lượng trái cây nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Hàn Quốc hay trái cây thuộc đặc sản vùng miền trong cả nước. Với giá nhập chỉ bằng ½ - ⅓ giá bán đến tay người tiêu dùng. Với những trái cây hiếm gặp, lạ mắt, chất lượng ngon, màu sắc tươi mới, được đóng gói kỹ càng thì giá bán có thể gấp 3-4 lần giá mua.
Ví dụ, đối với các loại táo ngoại về chợ hiện nay có 2 loại là táo bi Mỹ và táo New Zealand. Trong đó, táo bi Mỹ có giá sỉ tại chợ là 67.500 đồng, còn táo New Zealand có giá 48.000 đồng mỗi kg. Còn tại sạp trái cây và siêu thị hoa quả, táo Mỹ đang được bán 80.000-120.000 đồng một kg, táo New Zealand có giá 50.000-90.000 đồng (tùy loại).
Trái cây trong nước thì lại có mức giá mềm hơn. Ví dụ vào đầu năm 2022, dưa hấu với giá thu hoạch trực tiếp tại các vườn là 2.000 - 3.000 nghìn đồng/ 1kg sau khi đến tay chủ cửa hàng trái cây, sạp hoa quả và cuối cùng là người tiêu dùng thì có giá là 12.000 - 15.000 nghìn đồng/1 kg. Thế nên việc mua bán trái cây lời ít hay nhiều căn bản phụ thuộc vào nơi cung cấp trái cây sỉ và tiền lãi trên các loại trái cây. <Giá cập nhật theo thị trường>
Như vậy, có thể thấy kinh doanh trái cây là một ngành bán lẻ "hái ra tiền" thậm chí là rất nhiều tiền nếu như bạn tìm được một nhà cung cấp chất lượng và mức giá phù hợp nhất
2. Vì sao nên ăn trái cây mỗi ngày?
Bên cạnh những bữa ăn chính trong ngày, trái cây được xem là nhu yếu phẩm cần thiết đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cần thiết cho con người. Ngoài là món ăn tráng miệng, trái cây còn sử dụng thay thế tinh bột dùng trong những bữa ăn healthy theo từng chế độ dinh dưỡng riêng biệt như: chuối, cam, lê, táo,... Bởi trong trái cây có chứa nhiều Vitamin, Protein, Lipit, Glucozo, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Thậm chí những loại trái cây hoa quả như cam, bưởi, kiwi, đu đủ có thể chữa bệnh nên được hầu hết người dùng ưa chuộng và phổ biến.
3. Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng trái cây
3.1 Khởi nghiệp bán trái cây cần bao nhiêu vốn?
Không ít những người đang có ý định khởi nghiệp đau đầu rằng liệu số vốn cần cho kinh doanh trái cây là bao nhiêu? nếu đầu tư số vốn quá lớn thì lợi nhuận mang lại có hiệu quả như mong đợi?
Khởi đầu nào mà chẳng gian nan, khi mở cửa hàng trái cây sạch bạn cần chuẩn bị tinh thần rằng thời gian đầu luôn là giai đoạn khó khăn, chưa có doanh thu cao hoặc có khi phải lỗ vốn. Vì vậy, nếu đã xác định kinh doanh hoa quả bạn cần dự trù cho mình một khoản tiền có thể xoay sở duy trì hoạt động cửa hàng trái cây trong vòng 2-5 tháng đầu.
Thông thường để khởi nghiệp kinh doanh trái cây sạch, số vốn bạn cần đầu tư sẽ khoảng 40-70 triệu. Bao gồm các khoản đầu tư chi phí như: tiền thuê mặt bằng, hệ thống làm mát, tủ trưng bày trái cây, xây dựng Website, Fanpage để bán trái cây online, tiền nhân viên, thuế kinh doanh nếu có.
3.2 Thực hiện khảo sát nghiên cứu thị trường
Để tiết kiệm nguồn vốn đầu tư và nắm bắt được xu hướng mua bán hoa quả, trái cây online, bạn cần thực hiện khảo sát nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng tại địa điểm đó hoặc các khu lân cận.
Từ những kết quả khảo sát ấy bạn sẽ biết được điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ. Đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai, trong độ tuổi nào, làm ngành nghề gì, thị hiếu chung và mức giá họ chấp nhận chi trả là bao nhiêu, mặt hàng trái cây được quan tâm và mua nhiều nhất, cách đóng gói sản phẩm, bao bì ra sao, thời điểm mua trái cây online nhiều nhất là khi nào…. Để có thể xây dựng nên các chiến lược mục tiêu kinh doanh, điểm chạm giúp thu hút, nổi bật trong mắt khách hàng và đối thủ
Các mô hình kinh doanh trái cây hiệu quả thường gặp:
Kinh doanh trái cây nhập khẩu: Mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu là hướng đi được khá nhiều người lựa chọn khi khởi nghiệp kinh doanh trái cây sạch, giúp thu lại lợi nhuận cao với chi phí đầu tư ban đầu không quá lớn. Với nhu cầu đảm bảo an toàn sức khỏe ngày càng tăng cao, hiện nay những người đã có mức thu nhập trung bình khá, thì giá hoa quả nhập khẩu không còn là vấn đề tiên quyết đáng được quan tâm hàng đầu như trước kia. Mà thay vào đó là chất lượng, quy cách đóng gói, bảo quản là yếu tố khiến khách hàng lựa chọn. Việc ra đời của các cửa hàng trái cây nhập khẩu mang đến cho người tiêu dùng sự lựa chọn phong phú, yên tâm hơn hẳn so với việc mua tại chợ. Đây là gợi ý kinh doanh rất tiềm năng đáng để bạn cân nhắc.
Kinh doanh nước ép trái cây: Thời điểm vào hạ nắng nóng, người dùng có xu hướng sử dụng nhiều loại thức uống nước ép, sinh tố hoa quả bổ sung vitamin thay vì nước ngọt có ga, nước uống có cồn, cà phê…Là thức uống có lợi cho sức khỏe và phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Ngày nay bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy các quán nước ép trái cây “mọc như nấm” được mở từ sáng đến chiều tối dọc 2 bên đường các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Chính vì thế nước ép trái cây là cơ hội kinh doanh hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao.
Kinh doanh trái cây gọt sẵn: Đối với những bạn đang có dự định kinh doanh, tuy nhiên với số vốn nhỏ chưa thể khởi nghiệp để mở cửa hàng trái cây lớn, thì xe đẩy trái cây ướp lạnh là gợi ý hoàn hảo dành cho bạn. Chỉ với 2 khoản chi phí đầu tư trái cây và xe bán, so với mức tiêu thụ sự ưa chuộng trái cây gọt sẵn như hiện nay đặc biệt vào các mùa nắng nóng. Vì vậy có thể khẳng định được rằng bán trái cây hoa quả ướp lạnh thì lợi nhuận thu về là rất cao.
3.3 Địa điểm kinh doanh cửa hàng trái cây
Để lựa chọn được địa điểm kinh doanh hoa quả là điều rất quan trọng và là yếu tố quyết định đến thành công, doanh thu mang lại cho cửa hàng. Khi mở cửa hàng trái cây bạn cần chọn những nơi gần chợ, khu đông dân cư nhiều người qua lại hoặc cạnh các trường học, ven đường quốc lộ để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, mạng xã hội là thị trường online với đa dạng cơ hội phát triển doanh thu cao bạn nên chú trọng.
3.4 Mở rộng mạng lưới bán trái cây online
Với sự phát triển của Internet cùng các công nghệ tiên tiến như hiện nay, việc “đi chợ hộ” không còn xa lạ với người tiêu dùng. Chỉ với một thiết bị thông minh có kết nối Internet việc mua-bán thực phẩm cần thiết hằng ngày trở nên dễ dàng. So với trước các cửa hàng chỉ tập trung vào kênh truyền thống thì giờ đây cần chủ động khai thác tối ưu việc kinh doanh online đặc biệt là buôn bán hoa quả online.
Nhờ vào các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Website cửa hàng sẽ có cơ hội tiếp cận gần hơn với khách hàng. Để đẩy mạnh doanh thu gia tăng lượt tương tác, nhà kinh doanh cần chăm sóc tối ưu hoàn chỉnh các shop trái cây online sao trông thật đẹp mắt chuyên nghiệp, giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm, lựa chọn loại trái cây mong muốn mà không cần tốn thời gian đến cửa hàng.
3.5 Xây dựng thương hiệu cửa hàng trái cây sạch
Dù bạn mở một cửa hàng trái cây lớn hay chỉ là một sạp bán trái cây nhỏ thì thương hiệu là sức mạnh truyền thông, điểm cộng để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh cho cả offline- online. Khi đã tạo dựng được thương hiệu, mức độ uy tín trong lòng khách hàng. Họ sẵn sàng bỏ qua những lỗi nhỏ bạn mắc phải và vẫn vui vẻ mua hàng. Hay xa hơn, họ là đại sứ bán hàng khi có người quen cần mua sẽ giới thiệu thương hiệu cửa hàng bạn ngay lập tức.
3.6 Đưa ra mức giá hợp lý khi kinh doanh trái cây
Hiện nay có quá nhiều cửa hàng sạp trái cây, siêu thị hoa quả hay thậm chí là những “đống” trái cây được bày bán ven đường nên ngoài chất lượng, giá cả là điều mà khách hàng quan tâm chú trọng khi ra quyết định mua hàng. Do vậy, cửa hàng mua bán trái cây, đặc biệt là các cửa hàng mới mở cần tham khảo giá mặt bằng chung trên thị trường từ đó cân đối giữa mức giá và chất lượng sản phẩm bán ra sao cho phù hợp với khu vực đối tượng khách hàng mục tiêu hướng đến. Thời gian đầu bạn có thể “lấy công làm lời” hoặc chấp nhận lợi nhuận thấp để giữ chân khách hàng thay cho chi phí marketing.
3.7 Tìm đối tác kinh doanh trái cây uy tín chất lượng
Ngày nay, với hàng loạt thông tin xảy ra đối với các loại hoa quả trái cây có xuất xứ từ Trung Quốc đang gây hoang mang cho người tiêu dùng bởi chúng sử dụng nhiều loại chất kích thích, chất tăng trưởng và chất bảo quản ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Vậy nếu bạn là người đang có ý định khởi nghiệp kinh doanh trái cây, hãy thử đặt mình vào vị trí khách hàng, giải quyết vấn đề họ đang gặp phải. Đây cũng chính là cơ hội để bạn mở cửa hàng kinh doanh trái cây sạch - ngon - bổ - rẻ, giúp xua đi những nỗi lo về an toàn thực phẩm của khách hàng.
Lựa chọn được nơi cung cấp trái cây sỉ với nguồn hàng chất lượng, uy tín giúp rút ngắn khoảng cách giá cả với đối tác tạo được niềm tin từ phía người tiêu dùng.Tuy nhiên, với 1 số cửa hàng kinh doanh trái cây vì mới vào nghề chưa nắm bắt giá thị trường nên thường nghe những lời chào hàng “cắt cổ” của nhiều thương lái. Dẫn đến việc đã ít khách mà lợi nhuận thấp nên hoạt động kinh doanh bị giảm sút, lỗ vốn. Vì vậy bạn cần cân nhắc, tham khảo kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định ký hợp đồng với đối tác kinh doanh trái cây nào đó, tránh việc “bút sa gà chết” ảnh hưởng lớn đến hoạt động doanh thu cửa hàng.
Bạn có thể tham khảo những nguồn lấy trái cây chất lượng, chẳng hạn như khu nhà vườn ở các tỉnh, các chợ đầu mối trái cây uy tín, liên hệ bạn bè nước ngoài hoặc tìm kiếm trên Google Website những công ty bỏ sỉ trái cây nhập khẩu chính hãng. Ngoài ra, bạn nên tạo những mối quan hệ với bạn hàng hoặc nhà vườn tại khu lân cận để khi cần gấp có thể nhập ngay. Lưu ý nếu hàng bạn nhập là trái cây nhập khẩu thì bắt buộc phải có giấy tờ kiểm định, đóng gói tem nhãn vì đây chính là căn cứ để bạn tạo được niềm tin, sự hài lòng và đưa ra mức giá phù hợp thuyết phục khách hàng.
3.8 Cách trưng bày trái cây bán hấp dẫn và gọn gàng
Trái cây bán tại các cửa hàng hoa quả hay siêu thị không chỉ chinh phục khách hàng ở chất lượng mà nó còn ở cách trưng bày như thế nào. Hãy thử hình dung nếu bạn bước vào một cửa hàng các loại hoa quả được sắp xếp chồng chéo, lộn xộn lên nhau bạn sẽ cảm thấy thế nào? Đảm bảo rằng điều đầu tiên bạn cảm nhận được là sự thiếu chuyên nghiệp, kém thẩm mỹ, hoa quả dù có ngon tươi đến đâu cũng sẽ bị dập nát, khó lựa chọn.
Việc trưng bày trái cây bán hấp dẫn gọn gàng, phân loại cụ thể giúp những khay hoa quả nổi bật hơn, bắt mắt hơn. Đây chính là điểm nhấn để bạn có một cửa hàng, siêu thị trái cây đẹp, thu hút được khách mua. Ngoài ra, bạn có thể đầu tư thêm thiết bị làm mát như tủ trưng bày trái cây để dự trữ được số lượng lớn trong không gian gọn gàng đảm bảo trái cây sạch, tươi ngon, tạo thiện cảm trong mắt khách hàng.
3.9 Tư vấn nhiệt tình, bán hàng chu đáo khi kinh doanh trái cây offline - online
Thái độ phục vụ của nhân viên được xem là bộ mặt của cửa hàng. Để đảm bảo tốt điều đó, các bạn nhân viên cần nắm rõ thông tin giá sản phẩm, nguyên tắc quy trình tư vấn để khách hàng cảm thấy thật sự thoải mái, yên tâm khi mua hàng.
Nếu đã có Fanpage, Website bạn nên tích hợp khung chat trực tiếp, số hotline, google map để thuận tiện khi khách hàng muốn trò chuyện trực tiếp hoặc có nhu cầu cần gấp. Đây cũng vừa là điểm cộng để khách hàng thêm sự tin tưởng mà bạn cũng nắm rõ được hiệu quả hoạt động cửa hàng trái cây online của mình.
3.10 Marketing quảng bá cửa hàng hoa quả
Tại các cửa hàng trái cây, vào các dịp khai trương hoặc các ngày lễ để mang lại hiệu quả viral lớn việc xây dựng kế hoạch marketing, chính sách khuyến mãi là rất cần thiết. Nhưng làm thế nào để khách hàng biết bạn đang có chương trình khuyến mãi?
Sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Website để giới thiệu đến khách hàng các loại trái cây được khuyến mãi, freeship vào ngày ngày rằm, lễ
Thiết kế banner chứa đựng đầy đủ các thông tin cửa hàng, hotline logo thương hiệu treo - dán ở các khu chợ, đoạn đường dân cư qua lại đông đúc
Nhờ bạn bè, người thân đồng nghiệp hoặc những khách hàng đã tiêu dùng trước đó để giới thiệu, chia sẻ đến những người xung quanh.
Vì vậy để cạnh tranh giữa hàng nghìn đối thủ nặng ký trên thị trường bạn cần có những chiến lược marketing hiệu quả, trong đó đặc biệt chú trọng đến hình thức quảng bá kinh doanh trái cây truyền miệng. Bởi dựa trên sự khảo sát tiêu dùng của người đi trước, khách hàng sau sẽ thêm tin cậy, ra quyết định mua hàng nhanh chóng.
3.11 Lựa chọn phương pháp quản lý bán hàng tối ưu nhất
Đối với việc kinh doanh trái cây việc theo dõi số lượng lô hàng, nguồn hàng là yếu tố rất quan trọng. Bởi vì mỗi loại hoa quả sẽ được phân theo loại hàng, số lô nhập nhằm dễ dàng hơn trong việc định giá và đưa ra các chương trình khuyến mãi phù hợp để đẩy nhanh bán hàng
Là thực phẩm có thời gian bảo quản ngắn vì thế việc tồn kho trong kinh doanh trái cây là điều đặc biệt cần lưu ý và chú trọng. Kiểm soát tốt thời gian nhập hàng và khả năng tiêu thụ giúp người bán đảm bảo về chất lượng sản phẩm, có những kế hoạch kinh doanh phù hợp và đánh giá được khả năng mang lại lợi nhuận của từng loại sản phẩm.
Với lượng sản phẩm đa dạng như kinh doanh trái cây thì việc kết hợp phần mềm quản lý vào bán hàng là rất cần thiết giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực, giảm thiểu tối đa sai sót, thiếu thụt và quản lý hàng hóa, hoạt động bán hàng một cách hiệu quả.
Nếu bạn đang loay hoay, đau đầu về những nỗi lo ấy mong muốn tìm kiếm trợ lý công nghệ giúp bạn giải quyết vấn đề ấy thì phần mềm quản lý cửa hàng trái cây TPOS là gợi ý hoàn hảo đáng để bạn cân nhắc.
Phần mềm quản lý bán hàng được tích hợp đầy đủ tính năng nghiệp vụ chuyên sâu, giúp người dùng quản lý mọi hoạt động kinh doanh tại cửa hàng và buôn bán trái cây online hiệu quả, tăng trưởng doanh số nhanh chóng và liên tục.
Vậy khi sử dụng phần mềm quản lý kinh doanh trái cây bạn sẽ nhận được những lợi ích vượt trội gì từ TPOS:
Tìm kiếm và thanh toán tiền trái cây hoa quả chỉ với vài thao tác đơn giản bằng hệ thống mã vạch
Kịp thời cập nhật những loại trái cây sắp hết hạn, tồn kho để có kế hoạch nhanh chóng đẩy mạnh
Kiểm soát tốt được khả năng tiêu thụ và thời gian nhập của từng loại trái cây sẽ giúp bạn có được kế hoạch kinh doanh tối ưu, cũng như đánh giá được khả năng mang lại lợi nhuận trên từng sản phẩm
Theo dõi hàng hóa theo số lô, nhà cung cấp, cảnh báo lượng hàng khi chạm định mức
Báo cáo doanh thu từ tổng quan đến chi tiết cho bạn cái nhìn tổng thể về quá trình kinh doanh tại cửa hàng và các đơn hàng trái cây online.
4. Câu hỏi thường gặp khi mở cửa hàng kinh doanh trái cây
4.1 Có nên đầu tư biển quảng cáo không?
Biển quảng cáo là thiết bị hỗ trợ không thể thiếu của mọi cửa hàng bán lẻ hiện nay. Sự hiện diện của các bảng hiệu có tác động rất lớn tới khách hàng. Nó giúp truyền tải thông điệp bằng hình ảnh, chữ hoặc kết hợp cả hai khiến cửa hàng của bạn trở nên thu hút và chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng. Tuy nhiên đây là phần đầu tư không nên quá chú trọng chi phí vào thiết kế các biển bảng quảng cáo quá lớn cần dừng lại ở mức vừa phải tránh trường hợp ảnh hưởng đến các vốn đầu tư khác
4.2 Có nên lắp đặt thiết bị an ninh không?
Với quy mô kinh doanh lớn nhiều mẫu mã hàng hóa, phân loại hàng khác nhau dẫn đến khó quan sát, kiểm soát đặc biệt là vào những thời điểm đông khách sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng mất, thất thoát, nhầm lẫn giữa khách hàng - nhân viên - chủ cửa hàng. Vì vậy bạn nên lắp đặt các thiết bị an ninh cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho cửa hàng như: cổng từ an ninh, camera giám sát, mạng, màn hình tivi.
Hy vọng với những kinh nghiệm kinh doanh trái cây mà DongNaiQueToi đã đề cập ở trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết, kinh nghiệm kiến thức bổ ích góp phần thành công trong việc kinh doanh buôn bán hoa quả trái cây.
>> Tham khảo thêm chi tiết về lĩnh vực kinh doanh nông sản sạch - Xu hướng kinh doanh mới nhất hiện nay nếu không muốn kinh doanh trái cây
Comments