Nội dung:
Răng Khôn (còn gọi là răng số 8, răng hàm lớn thứ ba) là răng mọc cuối cùng của hàm và thường mọc ở lứa tuổi trưởng thành từ 17 - 25. Vẫn chưa ai tìm ra được chức năng mà nó mang lại cho răng miệng nhưng lại khiến cho đa số người “ sở hữu” nó phải đau đầu.
Dấu hiệu mọc răng khôn?
Khi mọc răng khôn bạn sẽ gặp những dấu hiệu sau trong suốt khoảng thời gian mọc nếu như chưa được điều trị: Nướu đỏ, sưng; đau nhức; bị sốt; hàm bị co cứng; hơi thở có mùi,... Khi có những triệu chứng này bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị.
Những biến chứng mà răng khôn gây ra
Ngoài việc mọc trễ, chen lấn, tranh giành “ địa bàn” của các răng khác. Răng khôn còn gây ra những biến chứng khác gây bệnh nguy hiểm cho răng miệng:
Sâu răng
Răng khôn mọc lệch sẽ tạo ra một khoảng trống với răng bên cạnh, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển gây sâu răng. Khi răng bị sâu, nếu không được điều trị, lỗ sâu tăng kích thước, phá hủy cấu trúc răng quai hàm. Làm cho răng quai hàm bị hỏng và lan rộng ra các răng khác.
>>> Tìm hiểu Cách chữa sâu răng tại nhà hiệu quả.
Nhiễm khuẩn, viêm lợi trùm
Răng khôn mọc lệch thường gây sưng đau, nhiễm trùng tại vị trí mọc. Khi răng mọc lệch sẽ bị nướu trùm lên hoặc mọc ngầm trong xương hàm, khiến các thức ăn và vi khuẩn có hại giắt vào túi nướu gây viêm lợi trùm có mủ. Khi bị viêm răng khôn có thể gây tử vong do nhiễm trùng máu.
U nang xương hàm
Răng khôn chỉ “mọc ké” chỗ với răng bên cạnh vì các vị trí trong hàm không còn chỗ cho nó. Nên nó chỉ có thể mọc lệch gây tiêu ngót chân răng của răng bên cạnh. Nguy hiểm hơn là răng khôn có thể thoái hóa thành u nang, bệnh lý trong xương hàm. Nang này có thể làm hỏng xương hàm, răng và cả dây thần kinh.
Rối loạn phản xạ và cảm giác
Trên mặt có rất nhiều dây thần kinh chi phối, nên sự xuất hiện “dư thừa” của răng khôn mọc lệch sẽ chèn ép các dây thần kinh gây mất hoặc giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm.
Răng khôn bị sâu có nguy hiểm không
Sâu răng là một trong những nỗi đau đầu và gây ra không ít phiền toái cho mọi người, mà đối với răng khôn còn khá chịu gấp nhiều lần. Răng khôn bị sâu thường có dấu hiệu nhận biết như: Xuất hiện lỗ hỏng, ố vàng, nâu hoặc đen. Và gây ra cảm giác ê buốt, đau nhức dữ dội khi ăn các loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Nguyên nhân có thể do quá trình vệ sinh răng chưa loại bỏ được hoàn toàn những vết bẩn bám trong khoang miệng, ăn đồ quá nóng quá lạnh hoặc quá cứng gây hư tổn cho răng và xuất hiện các lỗ hổng khiến vi khuẩn xâm nhập và gây hại dễ dàng hơn. Răng khôn bị sâu sẽ gây ra các ảnh hưởng đến răng cối xung quanh. Cách điều trị đau cho răng khôn sẽ được đề cập chi tiết ở phần thông tin bên dưới nhé
Đau răng khôn nên làm gì?
Những cơn đau do răng khôn gây ra khiến bạn khó chịu, bực nhọc ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bản thân, gia đình và xã hội. Hãy áp dụng các mẹo giảm đau răng khôn tại nhà để cuộc sống được tươi đẹp hơn nhé!
Chườm túi đá lạnh
Chườm một túi nước đá lên mặt bên ngoài chỗ mọc răng khôn trong vòng 15 phút sẽ giúp giảm sưng, nó còn có tác dụng gây tê giúp dịu đi những cơn đau.
Lưu ý, nên ngưng khoảng 15 phút sau khi chườm đá rồi tiếp tục chườm.
Súc miệng bằng nước muối
Muối có khả năng kháng khuẩn, những cơn đau của bạn có thể do các vi khuẩn có hại xâm nhập vào xung quanh răng khôn gây viêm nhiễm trùng dẫn đến đau nhức. Vì vậy, súc miệng bằng nước muối loãng thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu số lượng vi khuẩn, giảm nhiễm trùng và xua tan khó chịu.
Nhai hành tây
Một nghiên cứu cho rằng, trong hành tây có chứa chất kháng viêm cũng như các thành phần kháng khuẩn. Đồng nghĩa với việc, khi tiêu thụ hành tây bạn sẽ nhận được một số lợi ích trong việc giảm sưng cũng như chống nhiễm khuẩn.
Bạn có thể sử dụng hành tây để giảm đau tại nhà bằng cách:
- Cắt hành thành từng miếng nhỏ
- Nhai hành tây ở bên răng khôn bị đau
- Tiếp tục nhai cho đến khi cơn đau được giảm bớt, sau đó nhả bỏ xác hành
Sử dụng túi trà
Việc sử dụng túi trà để giảm sưng và kháng viêm là một mẹo rất hay. Vì trong túi trà có chứa chất tanin nên có tính kháng khuẩn cũng như kháng viêm cao.
Sau khi pha trà, bạn lấy túi trà đã pha để vào tủ lạnh cho lạnh. Sau đó lấy túi trà để lên chỗ răng khôn bị đau bên trong miệng, cơn đau sẽ dịu ngay.
Hỗn hợp tỏi và gừng
Tỏi nghiền được xem là một trong những tác nhân kháng bệnh hiệu quả nhất khi mầm bệnh hay vi khuẩn xâm nhập. Sự kết hợp giữa tỏi và gừng thành một miếng dán giúp trị đau răng khôn vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Tỏi và gừng cần được băm nhuyễn với số lượng vừa đủ
- Sau đó trộn đều hỗn hợp rồi đặt lên chỗ răng khôn bị sưng đau
- Để trong khoảng thời gian 5 - 7 phút thì bạn lấy hỗn hợp này ra và súc miệng lại bằng nước ấm, cơn đau sẽ nhanh chóng mất đi
Có nên nhổ răng khôn hay không?
- Đối với những răng khôn mọc thẳng, không lợi trùm, không mọc lệch, không sâu, bệnh nhân vệ sinh răng miệng tốt,... sẽ không cần phải nhổ và nên đi khám định kỳ 6 tháng/ 1 lần để nha sĩ theo dõi.
- Ngược lại, những răng khôn sau đây bắt buộc phải nhổ: răng mọc lệch đâm vào chân răng số 7, răng bị sâu vỡ lớn, răng bị lợi trùm,... vì chúng sẽ gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, gây bệnh cho răng. Vì vậy, chúng cần được loại bỏ ngay sau khi phát hiện để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Tùy vào cơ địa, kiểu răng khôn mọc như thế nào, bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn kỹ trước khi thực hiện giải phẫu.
Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Răng khôn là một loại răng phức tạp, nên khi nhổ nó cũng khá khó khăn hơn so với nhổ răng bình thường hay răng sữa ở trẻ. Vì vậy, sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau để sức khỏe răng miệng được hồi phục sớm nhất:
Sử dụng thuốc giảm đau
- Sau giải phẫu, có thể bạn sẽ được bác sĩ kê toa thuốc giảm đau để quá trình hồi phục đảm bảo diễn ra nhanh hơn.
Sử dụng túi đá lạnh
- Đá lạnh có tác dụng giúp cầm máu và giảm sưng nhờ làm co các mạch máu. Ngày đầu tiên khi vừa nhổ răng xong, hãy chườm túi nước đá lạnh lên mặt, bên ngoài nơi răng khôn bị nhổ tầm 10 - 20 phút, cứ cách 30 phút làm 1 lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
- Sang ngày thứ 2, bạn chườm khăn ấm để máu lưu thông, tan máu và vết thương nhanh lành.
Sử dụng nước muối ấm
- Sau khi nhổ răng khôn, bạn nên pha nước muối ấm hoặc sử dụng dung dịch Natri Clorid bán sẵn tại các hiệu thuốc để súc miệng vào sáng hôm sau của ngày nhổ răng. Khi súc miệng cần nhẹ nhàng để không gây áp lực, nên sử dụng lưỡi để di chuyển nước qua lại. Sau đó nhẹ nhàng nhổ nước muối ra, tránh động chạm đến chỗ máu đông.
- Vào những ngày tiếp theo, tiếp tục sử dụng nước muối để súc miệng và nên thực hiện 4 - 5 lần/ 1 ngày, vào sáng sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ và sau khi ăn.
Chế độ nghỉ ngơi
Đối với người bị huyết áp cao, việc nhổ răng sẽ không được diễn ra. Nhưng với người sức khỏe ổn định thì thực hiện giải phẫu bình thường. Tuy nhiên, sau khi nhổ răng, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều để huyết áp ổn định, tạo điều kiện cho máu đông và chữa lành lợi. Không nên tham gia bất cứ hoạt động thể chất nào ít nhất trong 24 tiếng sau khi nhổ răng.
Chế độ ăn uống
- Không nên ăn ngay sau khi nhổ răng, nên chờ thuốc tê tan hết và ăn những thức ăn mềm. Tránh những thức ăn cứng, giòn, dai, nóng hoặc lạnh, tránh dùng ống hút vì lực nước hút lên có thể làm bật cục máu đông ra khỏi lợi.
- Dần dần chuyển chế độ ăn từ thức ăn lỏng sang đặc hơn và thức ăn cứng sau vài ngày.
- Tránh hút thuốc lá, rượu bia trong ít nhất 24 tiếng sau khi nhổ răng.
- Đánh răng đúng cách và vệ sinh răng miệng cẩn thận.
- Sau khi nhổ răng 24h, bạn nên nhẹ nhàng chải răng và lưỡi, không nên đưa bàn chải đến gần vị trí chiếc răng bị nhổ để tránh làm tổn thương cục máu đông và lợi.
- Bạn vẫn có thể sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng, nhưng tránh dùng chỉ nha khoa đến gần vị trí nhổ răng.
Giữ liên lạc với bác sĩ
Giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ, để kịp thời khắc phục những triệu chứng không tốt sau khi giải phẫu và nhận được lời khuyên chăm sóc sức khỏe răng miệng hiệu quả nhất.
Kết luận:
Những chia sẻ hữu ích về mẹo giảm đau răng khôn tại nhà và những kiến thức bổ ích về răng khôn trong bài viết này, hi vọng sẽ giúp bạn giảm đau răng trong quá trình mọc răng khôn và bảo vệ được sức khỏe răng miệng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, khi có bất cứ dấu hiệu gì về bệnh răng miệng kể cả việc mọc răng khôn dù đau hay không, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị tốt nhất.
>>> Cảnh bảo 13 căn bệnh về răng miệng nguy hiểm mà bạn nên điều trị ngay
Comments