Nội dung:
Cafe là một phần không thể thiếu đối với nhiều người hiện nay. Thưởng thức cốc cafe sáng; hẹn hò – giải trí cùng bạn bè người thân hay tìm kiếm góc làm việc lý tưởng. Trong đó, tiêu chí thư giãn hòa mình cùng khung cảnh thiên nhiên đang được nhiều khách hàng quan tâm và lựa chọn. Thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu này, nhiều quán cà phê sân vườn mọc lên như một khu rừng nguyên sinh giữa lòng thành phố. Tuy nhiên vẫn không kém phần hiện đại và thu hút nhiều đối tượng khách hàng ghé qua.
Vậy để mang lại không gian thư giãn trọn vẹn cho khách hàng. Những kinh nghiệm thực chiến khi mở quán cafe sân vườn là gì? số vốn cần đầu tư là bao nhiêu? làm thế nào để tránh được những rủi ro không đáng có. Hãy cùng Dongnaiquetoi tìm kiếm câu trả lời trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
1. Thế nào là mô hình kinh doanh quán cafe sân vườn thu hút khách?
Mô hình quán cafe sân vườn là sự sáng tạo đột phá khi không giới hạn khách hàng trong không gian kín hay điều hòa mà thay vào đó là sự xuất hiện của những con thác nhỏ, hồ nước cây cảnh mini hay những cây thân gỗ, cây lâu năm. Cà phê sân vườn có ưu điểm lớn là tệp khách hàng khá rộng, phù hợp với nhiều đối tượng kể cả các bạn trẻ hay nhân viên văn phòng.
Không gian quán cafe sân vườn giúp gắn kết con người với thiên nhiên, cây cối tươi mát, tiếng nước chảy tí tách, chim hót véo von tạo nên không gian thư thái dễ chịu. Giúp xoa dịu tâm hồn và xua đi những mệt mỏi công việc, không khí văn phòng bí bách hằng ngày. Đây cũng chính là điểm mạnh để lôi kéo thu hút khách hàng. Đặc biệt tại các thành phố ngột ngạt, bụi bặm thì một khoảng trời xanh mát cùng một tách cafe thơm ngon sánh mịn sẽ ghi điểm rất lớn trong mắt khách.
2. Kinh nghiệm mở quán cafe sân vườn: Những lưu ý quan trọng hàng đầu
2.1 Lập kế hoạch mở quán cafe sân vườn
Trong quá trình lập kế hoạch mở quán cafe sân vườn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường, khách hàng cũng như dự trù kinh phí khởi nghiệp - vận hành và đưa ra những ý tưởng phù hợp cho mình. Những câu hỏi bạn cần trả lời khi lập kế hoạch là:
Khách hàng tiềm năng của bạn là ai? (Ở đâu, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập trung bình, thói quen)
Địa điểm mở quán cafe sân vườn ở đâu?
Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai? Họ có những ưu điểm - nhược điểm gì? Cách họ truyền thông đến khách hàng?
Xác định mô hình kinh doanh lớn - nhỏ, thế mạnh của bản thân để phát triển quán cafe sân vườn như thế nào?
Các giấy tờ pháp lý cần chuẩn bị?
Dự tính số vốn đầu tư (mặt bằng, thi công thiết kế trang trí nội thất, nguyên vật liệu, marketing, phát sinh và khoản dự trù vận hành trong 4-6 tháng đầu)
Đối với quán cafe sân vườn thì cảnh quan và thức uống là 2 yếu tố tiên quyết bạn cần lưu ý. Vì vậy tùy vào diện tích và định hướng mô hình kinh doanh quán cafe sân vườn của bạn để thiết kế không gian quán sao cho đẹp mắt, độc lạ, nổi bật so với đối thủ và tiết kiệm chi phí nhất.
2.2 Lựa chọn mặt bằng mở quán cafe sân vườn thích hợp
Với loại hình cà phê sân vườn mặt bằng là một trong những hạng mục quan trọng, tiền đề để phát triển kinh doanh mà bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng. Quán cà phê sân vườn cần có diện tích đủ lớn ít nhất 50-100m2, bạn có thể lựa chọn địa điểm ở các tòa nhà biệt thự, khách sạn có sảnh trước thoáng mát, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại…Bởi đây là những nơi có lượng người qua lại đông đúc, gần đường lớn, ngã ba ngã tư thuận tiện cho khách hàng tìm kiếm và di chuyển. Bên cạnh đó, nếu bạn đang sở hữu những ngôi nhà mặt phố với không gian tầng 1 rộng lớn có thể tận dụng chính mặt bằng đó để mở quán cafe sân vườn kết hợp nhà ở theo phong cách kiểu vintage, lãng mạn, cổ kính vừa tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng cũng như dễ dàng trong việc vận hành quản lý.
2.3 Xây dựng thiết kế quán cafe sân vườn
Vì muốn tránh xa những không gian ngột ngạt bí bách của văn phòng, nên khi lựa chọn quán cà phê sân vườn là điểm đến đồng nghĩa với việc khách hàng mong muốn tận hưởng không gian yên tĩnh, thoáng đãng. Vậy để kiến tạo nên một không gian quán mang sắc màu thiên nhiên, nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng phóng khoáng khác lạ so với hàng vạn mô hình tương đồng trên thị trường, đòi hỏi chủ quán cần phác thảo lên bảng thiết kế cụ thể, chi tiết hoặc nhờ đến bàn tay của những kỹ sư chuyên về kiến trúc để đảm bảo về mặt thẩm mỹ và tính chuyên nghiệp. Ở đây họ sẽ hỗ trợ tư vấn và giúp bạn thiết kế khuôn viên, bố trí bàn, ghế trang trí cây cảnh chậu hoa sao cho hợp lý cân đối diện tích.
Để hoàn thiện một quán cafe sân vườn cần rất nhiều hạng mục công việc và công đoạn xây dựng như phần thô, phần nền, quầy bar, nhà bếp, cây cảnh, tranh vẽ, hòn non bộ…Đây là yếu tố không thể thiếu góp phần cho quán thêm sinh động.
Một số mẫu mô hình quán cafe cây xanh đẹp bạn có thể tham khảo để thiết kế như:
Quán cà phê kết hợp ao cá
Quán cà phê sân vườn kết hợp thiên nhiên, cây cối
Quán cafe dạng chòi dân dã
Quán cafe sân vườn nhỏ đẹp với thiết kế nhà kính
2.4 Tuyển dụng nhân sự
Dù quán cafe sân vườn của bạn có quy mô hoạt động như thế nào thì cung cách phục vụ của đội ngũ nhân viên, pha chế hay kể cả bảo vệ cũng yêu cầu sự chuyên nghiệp, chỉn chu trong từng công việc và làm tròn trách nhiệm của mình.
Giả dụ quán của bạn đẹp, đồ uống ngon, không gian mới lạ nhưng thái độ nhân viên luôn khó chịu, gây hấn với khách hàng thì chắc chắn khách sẽ một đi không trở lại. Bởi không ai muốn bỏ tiền ra và nhận về sự bực tức, khó chịu cho bản thân. Do đó bạn hãy thật thận trọng trong việc tuyển dụng nhân viên dù ở bất kỳ vị trí nào.
2.5 Chiến dịch marketing
Khi bắt đầu kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào thì việc đầu tư vào hoạt động marketing là việc làm cần thiết. Bởi một quán cafe không có bất kỳ chiến lược marketing nào sẽ khiến hình ảnh thương hiệu mờ nhạt, khách hàng không biết đến tên tuổi, chất lượng dịch vụ ra sao là bạn đã thất bại. Vì vậy để không bị ngó lơ và “chết chìm” trong thị trường ngành cafe, bạn cần đẩy mạnh hoạt động marketing hiệu quả giúp phát triển kinh doanh, tăng mức độ nhận diện thương hiệu, thu hút được lượng lớn khách hàng đến quán. Các phương pháp tiếp thị phổ biến được áp dụng khi mở quán cà phê sân vườn như:
Marketing online: Quảng cáo trên các nền tảng như Facebook, Instagram, Zalo, Website trở thành đối tác của Grab Food, Now
Marketing offline: Thực hiện việc in voucher giảm giá, tờ rơi quảng cáo, chơi các trò chơi nhận quà tại quán.
2.6 Chuẩn bị phần mềm quản lý bán hàng
Quản lý quán cafe sân vườn là một công việc vô cùng phức tạp, nhất là những khi lượng khách đông “quá tải”. Nhân viên thu ngân tính nhầm tiền, nhân viên order sai bàn thức uống, doanh thu thiếu hụt không biết lí do? Nguyên liệu lúc thừa lúc thiếu làm menu quán cafe thay đổi liên tục…Vậy với khối lượng lớn công việc và những vấn đề phát sinh trong ngày làm thế nào để giải quyết triệt để những khó khăn ấy? Đâu là giải pháp tối ưu toàn diện?
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ các phần mềm quản lý bán hàng dành cho quán cafe ra đời nhằm mục đích là “trợ thủ đắc lực” giúp các chủ quán tiết kiệm được thời gian chi phí, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh quán từ lượng khách, doanh thu, định lượng nguyên vật liệu, quản lý nhân viên, kiểm kê kho, quản lý sơ đồ từng phòng ban.
Bên cạnh đó, từ những kinh nghiệm kinh doanh quán cafe sân vườn thành công như: Miền Thảo Mộc, City Garden Cafe…bạn có thể lưu trữ các thông tin, data khách hàng trực tiếp trên phần mềm sau đó tiến hành áp dụng tích điểm, làm thẻ thành viên, tạo các chương trình khuyến mãi vào các ngày sinh nhật lễ lớn. Nhằm thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như lôi kéo khách hàng hàng trở thành những vị khách trung thành.
>> Quản lý quán cafe, nhà hàng quán ăn với phần mềm Tpos
3. Mở quán cafe cần bao nhiêu vốn - Kinh phí trên từng hạng mục
3.1 Chi phí mặt bằng quán cà phê sân vườn
Với diện tích lớn như vậy, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải bỏ ra một khoản ngân sách khá cao so với những mô hình khác. Trung bình số vốn đầu tư sẽ dao động từ 30.000.000 - 50.000.000 đồng/ 1 tháng chiếm 30% tổng chi phí. Thông thường để thuê địa điểm mở quán cà phê sân vườn hay bất cứ cửa hàng gì, người chủ đều sẽ yêu cầu bạn ký hợp đồng từ 6 tháng - 1 năm/ 1 lần song song với đó là tiền cọc 1-2 tháng. Vậy nên nếu bạn đã có định hướng kinh doanh lâu dài và đầu tư lớn cần cân nhắc lựa chọn mặt bằng mở quán cafe sân vườn phù hợp đảm bảo thời hạn hợp đồng để cân đối thời gian xây dựng và thu lợi nhuận.
3.2 Chi phí thiết kế quán cafe sân vườn
Phí thiết kế và trang trí nội thất là khoản đầu tư khá lớn trong tổng chi phí mở quán cà phê sân vườn, trung bình sẽ mất khoảng 45.000.000 - 70.000.000 đồng hoặc có thể lên đến 100.000.000 - 300.000.000 đồng tùy thuộc vào diện tích và loại hình bạn lựa chọn.
3.3 Chi phi nội thất, nguyên vật liệu
Chi phí chuẩn bị cho nguyên vật liệu, nội thất quán cafe sân vườn bao gồm: Bàn ghế, tủ lạnh, wifi, máy, dụng cụ phục vụ pha chế, cà phê, sữa trà các loại, hoa quả tươi, phụ liệu trang trí..... tổng ước tính từ 60.000.000 - 90.000.000 đồng tùy vào khả năng tài chính và số vốn dự kiến ban đầu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp mua trả góp những loại máy móc có giá trị lớn để giảm gánh nặng về tài chính khi phải chi trả nhiều số tiền lớn trong cùng 1 lúc.
3.4 Chi phí duy trì hoạt động và hạch toán khoản tiền phát sinh khi mở quán cà phê sân vườn
Khi mở quán cafe sân vườn, bạn cần chuẩn bị tinh thần rằng thời gian đầu luôn là giai đoạn khó khăn, chưa có doanh thu cao hoặc phải chịu lỗ vốn để duy trì sự phát triển kinh doanh. Vì thế để tránh bị “chết yểu” trước khi đi vào ổn định và quay về mức hòa vốn, bạn nên dự trù cho mình một khoản ngân sách từ 100.000.000 - 150.000.000 đồng để xoay sở duy trì hoạt động quán cafe trong vòng 3-6 tháng đầu.
Ngoài những khoản kinh phí cố định được đầu tư ban đầu thì khi bắt tay vào vận hành bạn sẽ nhận ra rằng còn rất nhiều thứ phát sinh khác từ trên trời rơi xuống chẳng hạn:
Hỏng hóc, đổ vỡ, sửa chữa thiết bị vật dụng
Quà tặng, biếu sếp, người thân quen, đối tác kinh doanh
Đồng phục nhân viên, bút giấy mực in hóa đơn
4. Sai lầm cần tránh trong kinh doanh quán cafe sân vườn
Cafe sân vườn là mô hình kinh doanh đầy tiềm năng và đang rất hot trên thị trường, tuy nhiên không phải ai cũng thành công và mang lại lợi nhuận cao khi bắt đầu kinh doanh. Vậy nên ngay từ giai đoạn lên kế hoạch bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
Không định vị đúng phân khúc khách hàng tiềm năng: Dẫn đến thiết kế quán cafe sân vườn không đẹp mắt, menu quán không phù hợp.
Không quản lý được cửa hàng: Theo dõi nắm bắt được toàn bộ tình hình kinh doanh là điều kiện để đảm bảo sự tồn tại phát triển của một quán cafe. Nếu người chủ quản lý không kịp thời kiểm soát được doanh thu, lợi nhuận hàng ngày, nguyên liệu đầu ra- vào sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính.
Thiếu chiến lược quảng bá - truyền thông: Sai lầm của nhiều chủ cửa hàng quán cafe chính là suy nghĩ cứ mở quán là sẽ có khách đến. Nhưng bạn nên hiểu rằng, khi bắt đầu sẽ không ai biết đến bạn là ai, lý do gì khách hàng phải đến quán của bạn thay vì những quán khác. Vậy nên đừng biến những công sức và tiền bạc của mình phải “đổ sông đổ biển”
Một chiến lược marketing đôi khi chỉ đơn giản là 1 vài tấm phiếu giảm giá, chương trình tri ân khách hàng, combo gia đình, dùng miễn phí đồ uống mới…Hãy đem đến cho khách hàng giá trị bền vững được phát triển trên nhiều nền tảng cả online và offline.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ kinh nghiệm và chi tiết kinh phí đầu tư khi mở quán cafe sân vườn mà nhà kinh doanh tương lai cần lưu ý. Công việc kinh doanh quán cafe sân vườn là điều không dễ dàng với vô vàn khó khăn. Vì vậy đừng để quán cafe của bạn phải thất bại “ từ trong trứng nước” mà hãy trang bị đầy đủ kiến thức để tăng cao tỉ lệ thành công.
>> Bạn có thể tham khảo thêm: Kiến thức kinh nghiệm mở quán cafe mở rộng nếu có dự định mở quán cafe sân vườn kết hợp những mô hình khác!
Comments