Nội dung:
- Sâu răng - Bệnh răng miệng nguy hiểm thường gặp nhất
- Viêm nha chu - Bệnh về răng miệng nguy hiểm thầm lặng gây mất răng toàn hàm
- Viêm nướu - bệnh lý răng miệng với những cơn đau ám ảnh
- Bệnh nguy hiểm về răng - răng khôn mọc lệch có thể gây mất răng bên cạnh, thậm chí nguy hiểm tính mạng
- Bệnh chảy máu chân răng - Bệnh lý về răng nguy hiểm
Các bệnh răng miệng thường gặp như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng, răng khôn... Nếu không chữa trị kịp thời, những bệnh này sẽ tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng. Sau đây minh xin chia sẻ với các bạn biến chứng, nguyên nhân gây bệnh của các bệnh răng miệng nguy hiểm và phương pháp phòng tránh hiệu quả.
Sâu răng - Bệnh răng miệng nguy hiểm thường gặp nhất
Triệu chứng
Sâu răng là bệnh về răng miệng phổ biến nhất. Là nguồn gốc phát sinh hàng loạt các bệnh lý về răng miệng. Hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh sâu răng nhưng đối tượng thường gặp nhất vẫn là trẻ em. Khi người bị sâu răng sẽ xuất hiện các lỗ đen trên răng kèm theo những cơn đau hay ê buốt khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Nếu phát hiện sớm, bệnh sâu răng có thể điều trị nhanh chóng.
Tuy nhiên, nhiều người vì chủ quan không điều trị sớm đến khi thăm khám tại nha khoa thì sẽ dẫn đến đau răng, rụng răng, nhiễm trùng và đối với những ca nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cả cơ thể.
Biến chứng nặng nhất của sâu răng là viêm tủy rồi hoại tử. Vết hoại tử nặng dần sẽ làm cho vùng mặt bị nhiễm trùng.
Nguyên nhân gây sâu răng
Nguyên nhân chính gây sâu răng là do thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Các mảng thức ăn thừa trên răng không được vệ sinh sạch sẽ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn tạo axit có sẵn trong khoang miệng sinh sôi phát triển, dần hình thành các chấm đen li ti. Sau một thời gian, những lỗ sâu răng sẽ phát triển rộng ra, gây đau nhức, khó khăn khi nhai. Nếu không điều trị sâu răng sớm, những cái răng sâu này không những gây chết tủy mà còn ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh.
Ngoài ra, sâu răng cong do bạn ăn quá nhiều đồ ngọt dễ bám vào răng trong thời gian dài là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Cách phòng bệnh sâu răng hiệu quả
Trám răng là phương pháp sử dụng vật liệu nha khoa để lấp đầy những lỗ hổng do sâu răng gây ra, khôi phục và bảo vệ cấu trúc răng thật.
Bọc răng sứ. Trong trường hợp răng bị sâu quá nặng, cấu trúc răng bị hỏng hoàn toàn, tủy răng cũng bị ảnh hưởng nhưng chân răng vẫn còn thì chắc chắn bạn phải chọn phương pháp bọc răng sức.
Bạn cũng cần vệ sinh răng miệng hàng ngày. Nên đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng nước súc miệng và hạn chế ăn đồ ngọt.
Áp dụng các biện pháp chữa trị sâu răng hiệu quả và kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên 6 tháng/lần
Viêm nha chu - Bệnh về răng miệng nguy hiểm thầm lặng gây mất răng toàn hàm
Triệu chứng nguy hiểm
Bệnh gồm 4 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Hình thành các mảng bám. Vi khuẩn tích tụ quanh chân răng, viền lợi và kẽ răng, bắt đầu hình thành các mảng bám (vôi răng). Ở giai đoạn này người bệnh không có triệu chứng gì bất thường.
Giai đoạn 2: Viêm nướu. Vôi răng sẽ kích thích nướu, khiến nướu bị sưng phồng, dễ bị chảy máu khi đánh răng, hôi miệng,...
Giai đoạn 3: Hình thành túi nha chu. Giữa răng và nướu hình thành túi mũ chứa vi khuẩn và chất mũ.
Giai đoạn 4: Răng và ổ xương răng bị phá hủy. Các vi khuẩn tích tụ, phát triển môi trường viêm nhiễm làm phá hủy khung xương ổ răng, khiến răng lung lay, lợi bị tuột xuống.
Cách chữa bệnh
Ở giai đoạn đầu, viêm nha chu có thể chữa bằng cách cạo sạch vôi răng để loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn.
Ở giai đoạn nặng hơn, hình thành các túi nha chu, nha sĩ sẽ chỉ định bít và trám tủy để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào chân răng và tủy răng.
Ở giai đoạn nặng nhất, không thể giữ được răng thật nữa, nha sĩ sẽ chỉ định bạn nhổ và tiến hành quá trình phục hình răng bằng răng sứ để tránh ảnh hưởng đến răng xung quanh.
Cách phòng nhà viêm nha chu hiệu quả
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.
Sử dụng bàn chải lông mềm
Dùng chỉ nha khoa thay tăm xỉa răng
Sử dụng nước súc miệng
Không dùng các chất kích thích
Khám răng định kỳ 6 tháng/lần
Viêm nướu - bệnh lý răng miệng với những cơn đau ám ảnh
Dấu hiệu của bệnh
Khi một người bị viêm nướu sẽ xuất hiện các vết sưng đỏ xung quanh nướu và dễ bị chảy máu khi ăn hoặc đánh răng. Đồng thời, răng trở nên nhạy cảm và dễ bị lung lay do phần nướu bị sưng, lợi teo rút làm chân răng lỏng. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến mất răng.
Nguyên nhân gây viêm nướu
Thông thường là do chăm sóc răng miệng không sạch sẽ. Sau khi ăn, vụn thức ăn sẽ bám vào chân răng nếu không vệ sinh sạch điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi lâu dần gây viêm nướu.
Người hút thuốc là nhiều cũng dễ dẫn đến tình trạng viêm nướu. Ngoài ra, những người mắc các bệnh như tiểu đường, ung thư,.. có hệ miễn dịch kém cũng dễ mắc bệnh này.
Cách chữa trị bệnh viêm nướu hiệu quả
Điều trị viêm nướu có thể ngăn chặn sự tiến triển và các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, hiệu quả chữa trị còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc và tăng cường vệ sinh răng miệng.
Các phương pháp chữa trị bệnh viêm nướu như sau:
Đánh giá tình trạng sức khỏe và làm sạch răng miệng kỹ lưỡng
Hướng dẫn sử dụng chỉ nha khoa
Thường xuyên theo dõi và kiểm tra răng miệng
Phục hồi răng nếu cần thiết
Bạn có thể tham khảo thêm các chữa viêm nướu tại nhà hiệu quả nhất được nhiều người áp dụng: Tại đây
Bệnh nguy hiểm về răng - răng khôn mọc lệch có thể gây mất răng bên cạnh, thậm chí nguy hiểm tính mạng
Biến chứng răng khôn gây ra
Sâu răng: Do răng khôn nằm trong cùng của hàm nên rất khó để vệ sinh thức ăn, vì vậy mà vi khuẩn dễ tích tụ lại. Vấn đề khó khăn ở đây là răng khôn chỉ mọc lên một phần hoặc mọc lệch đâm sang răng bên cạnh. Lâu dần sẽ gây sâu răng khiến người bệnh đau đớn và nhiễm trùng.
Viêm lợi: Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn sẽ gây ra viêm nhiễm vùng lợi xung quanh. Xuất hiện các triệu chứng sưng đau, sốt, hôi miệng hoặc đôi khi còn làm cứng hàm khiến bệnh nhân không thể mở miệng to được.
Hủy hoại xương và hàm răng: Khi răng khôn mọc lệch đâm sang răng bên cạnh nó sẽ khiến răng đó bị tiêu hủy, tiêu xương và cuối cùng là phải nhổ răng. Triệu chứng dễ phát hiện nhất là người bệnh có những cơn đau âm ĩ kéo dài.
Trong một số trường hợp, nếu răng khôn không được chữa trị kịp thời nhiễm trùng sẽ lan ra các vùng lân cận như mang tai, má, mắt,... gây nguy hiểm đến tính mạng.
Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất
Các bác sĩ khuyên nhổ răng khôn trong những trường hợp sau đây:
Răng khôn mọc lệch gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp lại.
Răng khôn chưa có biến chứng nhưng có khe giắt với răng bên cạnh, vì lâu dần sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh cần nhổ ngay để tránh các biến chứng không đáng có.
Răng khôn mọc thẳng và đủ chỗ, không bị cản trở nướu và xương nhưng không có răng đối diện ăn khớp, khiến cho răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện, gây nhồi nhét thức ăn và lở loét.
Răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng.
Bệnh chảy máu chân răng - Bệnh lý về răng nguy hiểm
Các biến chứng và nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng chủ yếu là do những mảng bám trên răng chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Khi các mảng bám này tích tụ lâu dần, chúng sẽ cứng lại thành vôi răng bao xung quanh răng của bạn. Nếu không vệ sinh sạch sẽ vôi răng sẽ ngày càng trở thành nơi cư trú của vi khuẩn. Vi khuẩn sau đó xâm nhập vào nướu gây nhiễm trùng, và chảy máu.
Nếu để lâu ngày tình trạng chảy máu chân răng sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn, vi khuẩn sẽ thời cơ lấn sâu vào trong tủy răng, gây nhiễm trùng máu ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Cách chăm sóc răng miệng phòng ngừa chảy máu chân răng
Nên uống nước tráng miệng hoặc súc miệng sau khi ăn.
Đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Sử dụng nước muối sinh lý, nước súc miệng hoặc chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám trên răng.
Tất cả các bệnh răng miệng nguy hiểm được kể ở trên đều có thể gây mất răng vĩnh viễn và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, mỗi người cần phải có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Tạo cho mình thói quen đến khám răng 6 tháng/lần, để sớm phát hiện các bệnh lý về răng miệng và có cách chữa bệnh phù hợp.
Comments