Nội dung:
- I. Nên kinh doanh đồ nội thất nào?
- II. Kinh doanh nội thất cần bao nhiêu vốn?
-
III. Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh nội thất hiệu quả
- 1. Xác định được xu hướng kinh doanh nội thất hiện nay
- 2. Phân tích thị trường mục tiêu
- 3. Tìm nguồn hàng nội thất chất lượng, uy tín
- 4. Mở cửa hàng nội thất có cần đăng ký kinh doanh không?
- 5. Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp
- 6. Lên kế hoạch marketing trong kinh doanh nội thất
- 7. Áp dụng phần mềm quản lý bán hàng tại cửa hàng nội thất
Mở cửa hàng nội thất là ý tưởng kinh doanh nhiều vốn nhưng dễ thu lời cao. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp nội thất cạnh tranh gay gắt với mong muốn chiếm lĩnh thị trường. Vậy làm sao để tồn tại lâu dài khi tham gia lĩnh vực này? Cần chuẩn bị gì khi mới bắt đầu? Nguồn vốn bao nhiêu là đủ? Hãy cùng xem những kinh nghiệm kinh doanh nội thất dưới đây để có thể giải đáp hết tất cả các thắc mắc, vấn đề khó khăn nhé.
I. Nên kinh doanh đồ nội thất nào?
Danh mục các mặt hàng nội thất rất đa dạng với vô vàn mẫu mã, thương hiệu mà bạn có thể lựa chọn. Trước khi bắt tay vào bán hàng hãy xác định loại nội thất bạn muốn kinh doanh. Để trả lời câu hỏi này bạn cần xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai, định hướng về hình ảnh thương hiệu hay khả năng tài chính vốn có,..
Bạn có thể lựa chọn một số dòng sản phẩm như:
Hàng nội thất nhập khẩu: chi phí đầu tư cho nguồn hàng này sẽ cao hơn 2-3 lần. Nếu lựa chọn mặt hàng này, bạn có thể mở cửa hàng dưới hình thức là đại lý phân phối. Như vậy, hàng hóa có thể đảm bảo chất lượng, cũng như sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Hàng nội thất tự gia công: Giá sản phẩm sẽ rẻ hơn, phù hợp với người tiêu dùng Việt. Các sản phẩm làm ra nếu chất lượng tốt sẽ không cần lo “ế”. Bạn cũng có thể nhận gia công theo nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, kinh doanh mặt hàng này thông thường các bạn phải mở thêm xưởng và còn chi phí mua nguyên vật liệu.
Các mặt hàng nội thất theo kiểu truyền thống hay đồ nội thất thông minh, hiện đại: nhập hàng từ hai phong cách thiết kế này có thể đưa bạn đến hai thị trường hoàn toàn khác nhau.
Đồ nội thất có sẵn được thiết kế theo không gian, bạn có thể sử dụng ngay sau khi mua.
II. Kinh doanh nội thất cần bao nhiêu vốn?
Vốn là một yếu tố rất quan để bạn có thể bắt đầu một ý tưởng kinh doanh đồ nội thất. Vốn cần chuẩn bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mô hình kinh doanh nội thất, vị trí bạn mở cửa hàng, mặt hàng bạn bán, đối tượng khách hàng mục tiêu, và khả năng tài chính của bạn.
Để xác định được chính xác nguồn vốn bạn cần kê khai các chi phí cơ bản như sau:
Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh: sẽ cao hơn hẳn so với các mặt hàng khác vì cần một khoảng không gian đủ rộng để bày trí các món đồ nội thất khác nhau.
Chi phí cho nguồn hàng nội thất: bạn cũng cần phải bỏ ra một khoản lớn về việc nhập tùy thuộc vào sản phẩm cao cấp hay bình dân.
Chi phí cho các khoản trang trí, mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho cửa hàng như kệ, quầy thanh toán, camera an ninh,...
Tiền thuê nhân viên: tùy thuộc vào quy mô cửa hàng mà bạn thuê số lượng nhân viên cho phù hợp.
Chi phí cho các hoạt động Marketing: tiền chi cho quảng cáo online hay offline, treo banner,...
Chi phí cho phần mềm quản lý bán hàng.
III. Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh nội thất hiệu quả
1. Xác định được xu hướng kinh doanh nội thất hiện nay
Các cửa hàng nội thất phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng nội thất lớn trong và ngoài nước, chủ yếu liên quan đến nguồn hàng, sự đa dạng mẫu mã sản phẩm, giá cả và uy tín.
Khi có ý định kinh doanh đồ nội thất, bạn cần nghiên cứu thật kỹ càng về xu hướng thiết kế nội thất ngày nay. Những sản phẩm quá cũ, lỗi thời sẽ rất khó bán trừ những mặt hàng là đồ cổ.
Hiện tại, bạn có thể bắt đầu kinh doanh đồ nội thất theo phong cách hiện đại, cổ điển; đồ nội thất thiết kế theo yêu cầu khách hàng hay kinh doanh đồ nội thất cũ. Hãy dựa vào điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, phân tích thị trường cạnh tranh trên thị trường và nhu cầu khách hàng để đưa ra lựa chọn mô hình kinh doanh đồ nội thất phù hợp, mang đến giá trị và sự uy tín cho khách hàng.
2. Phân tích thị trường mục tiêu
Để bắt đầu việc kinh doanh thuận lợi, bạn cần phải hiểu rõ đối tượng khách hàng của mình là ai, nhu cầu hay sở thích của họ,... Khách hàng mục tiêu của bạn sẽ tùy thuộc vào nơi bạn mở cửa hàng, dân cư tại đó, mức thu nhập và các mặt hàng nội thất kinh doanh.
Một cửa hàng ở khu vực dân cư có thu nhập thấp như người lao động, sinh viên,... đồ nội thất phải có giá cả phải chăng, thiết thực,... Còn đối với các cửa hàng ở khu thương mại cao cấp thu các khách hàng giàu, có thu nhập cao và yêu thích đồ nội thất,... các mặt hàng ở đây phải chất lượng, hiện đại và đẹp mắt.
3. Tìm nguồn hàng nội thất chất lượng, uy tín
Bạn có thể tham khảo nguồn hàng nội thất sau đây:
Lấy hàng từ các xưởng sản xuất nội thất trong nước.
Nhập hàng từ các nhà cung cấp nội thất nổi tiếng ở Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ,...
Có thể kinh doanh nội thất tự đóng. Từ sản xuất tự bán có thể tự do sáng tạo và thiết kế theo nhu cầu của khách hàng.
4. Mở cửa hàng nội thất có cần đăng ký kinh doanh không?
Để mở cửa hàng nội thất bạn cần tiến hành đăng ký kinh doanh và xin giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực nội thất tại cơ quan có thẩm quyền ở khu vực bạn kinh doanh.
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau thì mới có thể đi vào hoạt động được: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê mặt bằng, chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân bản sao có công chứng, giấy đề nghị được đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
5. Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp
Mặt hàng nội thất là ngành hàng khá đặc trưng, do đó nhân viên của bạn cần phải hiểu về sản phẩm, chất liệu, cách bảo quản và phải có một chút kiến thức về trang trí nội thất thì mới có thể tư vấn và bán hàng dễ dàng.
Một trong những kỹ năng không thể thiếu của nhân viên bán hàng nội thất đó là biết cách thu hút khách hàng. Bạn cần tuyển và đào tạo nhân viên bán hàng chuyên nghiệp nhất để có thể lắng nghe và tư vấn cho khách hàng những dòng sản phẩm phù hợp với tài chính cũng như sở thích và không gian nhà ở.
6. Lên kế hoạch marketing trong kinh doanh nội thất
Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng có ảnh hưởng lớn đến uy tín và hình ảnh cửa hàng nội thất của bạn. Hãy đảm bảo rằng cửa hàng nội thất của bạn có thể cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời.
Một số kinh nghiệm xây dựng mối quan hệ với khách hàng như sau:
Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng bằng các chương trình khuyến mãi, giảm giá, đảm bảo hàng chất lượng nếu có sai sót có thể đổi trả,... Điều này giúp xây dựng niềm tin và định vị được thương hiệu trong lòng khách hàng.
Đội ngũ nhân viên tại cửa hàng đều phải am hiểu về sản phẩm và có thể tư vấn ngay cho khách hàng.
Đừng bao giờ quá hẹn giao hàng với khách hàng, đặc biệt là đối với đồ gỗ gia dụng có giá trị.
Dịch vụ tốt còn thể hiện ở mối quan hệ giữa chủ cửa hàng với nhân viên.
7. Áp dụng phần mềm quản lý bán hàng tại cửa hàng nội thất
Quản lý bán hàng thủ công như ghi chép bằng sổ sách, bảng tính excel,... đã quá lỗi thời trong thời đại công nghệ hiện đại ngày nay. Những phương pháp truyền thống này dễ dẫn đến nhầm lẫn, thất thoát cao, đặc biệt khi kinh doanh đồ nội thất. Vì thế, bạn cần có một giải pháp công nghệ quản lý thông minh để giải quyết các vấn đề hàng hóa, khách hàng hay giá cả,...
Phần mềm quản lý bán hàng là giải pháp công nghệ đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ quản lý bán hàng tại cửa hàng và tích hợp với kinh doanh nội thất online.
Phần mềm hỗ trợ quản lý hàng hóa chính xác, cập nhật tự động những thay đổi khi hàng hóa xuất nhập và cảnh báo mặt hàng sắp đến để kịp thời nhập thêm.
Phần mềm còn lưu trữ và quản lý thông tin sản phẩm từ thương hiệu, màu sắc, mẫu mã đến giá cả, chất lượng giúp nhân viên bán hàng dễ dàng tư vấn cho khách hàng và tiến hành thanh toán đơn hàng nhanh hơn.
Hệ thống còn lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng để có thể chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất và remarketing hiệu quả.
Quản lý và phân quyền nhân viên giúp đánh giá được năng lực làm việc của từng người để đưa ra mức lương thưởng hợp lý.
Đồng thời, phần mềm còn thống kê, báo cáo tình hình kinh doanh theo thời gian thực, chủ cửa hàng nội thất dễ dàng quản lý từ xa.
Bắt đầu chiến lược kinh doanh nội thất là việc quan trọng, cần nhiều vốn, thời gian và công sức. Sẽ thật khó để khẳng định việc kinh doanh của bạn sẽ thành công ngay từ những ngày đầu tiên. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm được chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn thuận lợi hơn khi kinh doanh. Chúc các bạn áp dụng thành công.
Comments