Nội dung:
- I. Mở shop quần áo có lãi không?
- II. Chi phí mở shop quần áo như thế nào?
-
III. Lên kế hoạch các bước mở shop quần áo chi tiết
- 1. Định hướng phong cách và mục tiêu hướng đến
- 2. Nghiên cứu thị trường kinh doanh
- 3. Lựa chọn nguồn hàng quần áo chất lượng, uy tín
- 4. Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng quần áo phù hợp
- 5. Thiết kế và trang trí cửa hàng bắt mắt
- 6. Chuẩn bị các thủ tục đăng ký mở shop quần áo
- 7. Lên kế hoạch tiếp thị shop quần áo hiệu quả
- IV. Một số kinh nghiệm kinh doanh shop quần áo cần chú ý
Bạn đang mê thời trang và muốn mở một shop quần áo cho riêng mình. Nhưng chưa biết nên bắt đầu từ đâu? Cần bao nhiêu vốn? Lấy hàng ở đâu? Khách hàng chính là ai? Tiếp thị qua kênh nào?,... Mới nghĩ thôi cũng đã thấy đau đầu rồi đúng không nào? Nhưng bạn cũng không cần lo lắng, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những kinh nghiệm mở shop quần áo từ những bậc “tiền bối” đi trước trong ngành thời trang. Hãy dành thời gian tham khảo bài viết và phác thảo nên ý tưởng kinh doanh quần áo chi tiết và mang tính khả thi nhé.
I. Mở shop quần áo có lãi không?
Ngành thời trang tuy không phải là một ngành mới mẻ nhưng lại luôn là mặt hàng có sức hút đầu tư đáng kinh ngạc. Kinh doanh quần áo không bao giờ là hết hot, vì nhu cầu ăn mặc là nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Theo điều tra cho thấy, tỷ lệ chi tiêu trung bình của mỗi cá nhân cho nhu cầu quần áo chiếm khoảng 14% tổng chi tiêu hàng ngày. Nhu cầu khách hàng rất thường xuyên nên chúng ta sẽ không phải lo lắm về việc sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào chất lượng, giá cả và tính thẩm mỹ của sản phẩm nữa.
Ngoài ra, bạn có thể thấy nhiều chủ cửa hàng sử dụng kênh bán hàng online để kinh doanh. Việc này giúp tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân viên, và giúp tiếp cận được với khách hàng nhiều hơn. Khi nhập hàng với số lượng lớn, chúng ta sẽ nhận được giá sỉ rẻ hơn rất nhiều so với mua lẻ. Ví dụ như bạn nhập khoảng 100 chiếc áo, giá nhập là khoảng 100.000 đồng thì khi bán ra, mức giá phổ biến thường nhân 3-4 lần là 300.000-400.000 đồng.
Buôn bán quần áo so với những ngành hàng khác có khả năng thu lợi nhuận cao hơn và có thể phát triển lâu dài. Hơn hết, bạn không nhất thiết phải sở hữu một số vốn “khổng lồ” ngày từ đầu. Mô hình kinh doanh này không yêu cầu quá cao về kinh nghiệm, thay vào đó việc đi từ quy mô nhỏ đến hoạt động online và sau đó là mở rộng quy mô và phát triển hệ thống cửa hàng, sẽ giúp bạn được tích lũy kiến thức thực tiễn nhiều hơn.
II. Chi phí mở shop quần áo như thế nào?
Vốn mở shop quần áo là bao nhiêu? Là câu hỏi mà hầu hết chủ shop đều băn khoăn khi mới bắt đầu kinh doanh.
Tất nhiên số vốn mở cửa hàng quần áo phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy mô cửa hàng, mô hình kinh doanh, mặt bằng, nguồn hàng, và khả năng tài chính của bạn. Với một cửa hàng nhỏ có thể dao động từ 200 - 500 triệu. Với các shop thời trang hàng hiệu hay nhượng quyền có thể lên đến vài tỷ đồng.
Một số khoản vốn nhất định bạn cần bỏ ra như sau:
Chi phí thuê mặt bằng khi doanh: Bạn có thể bỏ ra từ 10 - 50 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào diện tích, vị trí của mặt bằng. Vì thế trước khi thuê mặt bằng bạn cần tham khảo giá thuê ở nhiều vị trí khác nhau để tìm được địa điểm có giá phù hợp nhất. Đặc biệt cần lưu ý khi thuê, bạn sẽ phải đóng cọc từ 3 - 6 tháng tiền thuê, nên bạn cần phải chuẩn bị một khoản dư ra để dự trù.
Chi phí nhập hàng: thông thường chi phí nhập hàng cho shop quần áo rơi vào khoảng từ 100 - 600 triệu. Nếu mới kinh doanh thì bạn không nên đặt hàng quá nhiều. Nếu dồn quá nhiều tiền vào việc mua hàng thì bạn sẽ không còn vốn để xử lý các vấn đề khác.
Tiền trang trí, mua sắm các trang thiết bị cho cửa hàng như chi phí cho bảng hiệu, giá kệ treo đồ, móc áo, ma-nơ-canh,...
Tiền thuê nhân viên bán hàng: hiện nay giá thuê trung bình cho một nhân viên bán hàng làm fulltime là khoảng từ 5-7 triệu đồng/tháng. Tùy vào quy mô cửa hàng mà bạn thuê số lượng nhân viên phù hợp.
Chi phí cho các thiết bị hỗ trợ bán hàng như máy tính, máy quét mã vạch, phần mềm quản lý bán hàng,...
Và chi phí dự trù cho hoạt động kinh doanh.
III. Lên kế hoạch các bước mở shop quần áo chi tiết
1. Định hướng phong cách và mục tiêu hướng đến
Theo kinh nghiệm kinh doanh quần áo bạn cần phải cân nhắc đến hai từ “phong cách”. Hơn thế nữa, thị trường thời trang không những đa dạng về phong cách mà còn luôn thay đổi theo xu hướng mới. Do đó, việc đầu tiên cần làm khi kinh doanh là bạn phải định hình phong cách thời trang mà bạn hướng đến.
Ngay trong bước lập kế hoạch đầu tiên bạn cần cân nhắc tạo được nét riêng cho cửa hàng của mình, bạn cần lựa chọn phong cách chủ đạo như cá tính, sang trọng, quý phái, đơn giản, nữ tính, vintage,...
Việc định hình rõ phong cách không chỉ giúp bạn tập trung phát triển một cách độc đáo mà còn giúp khách hàng nhớ đến bạn mỗi khi có nhu cầu.
2. Nghiên cứu thị trường kinh doanh
Đầu tiên bạn cần phải xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng đến là ai, có nhu cầu như thế nào, thu nhập và sở thích ra sao,... để có thể xác định được mặt hàng cần bán.
Tuy nhiên, khi kinh doanh bạn không nên quá tham lam nhắm vào nhiều đối tượng khác nhau. Như thế, bạn sẽ hoàn toàn không có đủ thời gian để lựa chọn sản phẩm, mặt hàng cho từng đối tượng.
Bên cạnh đó, “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, bạn cũng cần phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh ở khu vực xung quanh. Tìm hiểu xem họ bán những sản phẩm gì, giá cả, chất lượng ra sản, có các chương trình khuyến mãi gì và chính sách thu hút khách hàng như thế nào,... Từ đó, mới rút ra được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ để áp dụng và cải thiện bản kế hoạch mở shop quần áo một cách hoàn hảo hơn.
3. Lựa chọn nguồn hàng quần áo chất lượng, uy tín
Cửa hàng quần áo của bạn sẽ chẳng thể kinh doanh thành công nếu không có đa dạng mẫu mã quần áo đẹp, có giá bán phù hợp và đáp ứng được thị hiếu của khách hàng.
Để thực hiện được việc này, bạn cần phải lựa chọn những mẫu quần áo hợp xu hướng, nhiều kích cỡ,... và tìm ra được nguồn hàng chất lượng mà giá lại hợp lý. Có hai hướng để bạn nhập hàng đó là tự thiết kế và nhập hàng từ các nhà cung cấp.
Các nguồn nhập hàng bạn có thể tham khảo:
Nhập trực tiếp ở các xưởng may gia công hoặc xưởng sản xuất quần áo.
Làm đại lý bán hàng của nhiều thương hiệu nổi tiếng.
Nhập hàng từ các chợ đầu mối (nếu bạn có ít vốn trong tay).
Hoặc bạn có thể lấy hàng từ nước ngoài về bán như hàng Quảng Châu, ở Thái hay Mỹ,..
Đồng thời, bạn có thể kinh doanh theo hình thức order hàng từ nước ngoài và ăn hoa hồng tiền đặt dùm.
4. Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng quần áo phù hợp
Địa điểm kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc mua của khách hàng. Để khách hàng chú ý đến cửa hàng của bạn, bạn cần chọn những địa điểm có cơ sở hạ tầng tốt, dân cư đông, thuận tiện cho việc đi lại và phải có chỗ để xe cho khách vào shop mua hàng.
Một số địa điểm phù hợp để mở cửa hàng quần áo như các khu trung tâm thương mại, gần khu dân cư, khu công nghiệp, gần chợ,... Tùy theo đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến và khả năng tài chính mà chọn địa điểm cho phù hợp.
5. Thiết kế và trang trí cửa hàng bắt mắt
Lên ý tưởng thiết kế cửa hàng bắt mắt rất quan trọng để thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bởi khách đến mua sắm tại cửa hàng không chỉ vì quần áo đẹp mà còn bị thu hút bởi cửa hàng đẹp mặt, trang trí độc lạ,...
Một cửa hàng trang trí long lanh, xinh xắn với những hình ảnh hay dòng chữ bắt trend chắc chắn sẽ khiến khách hàng ấn tượng hơn so với một cửa hàng thông thường đúng không nào?
Một lưu ý cần nhớ là nên tránh để trống hàng hóa trên kệ. Hãy đảm bảo sản phẩm luôn sẵn sàng trên giá để khách hàng có thể chọn mua, cũng như không nên bày quá nhiều sản phẩm trong cùng một mẫu trên kệ.
6. Chuẩn bị các thủ tục đăng ký mở shop quần áo
Bất kể kinh doanh mô hình shop quần áo lớn hay nhỏ, bạn cũng cần phải có giấy phép đăng ký kinh doanh. Bạn có thể đăng ký giấy này ở những cơ quan như Sở kế hoạch và đầu tư,... Và cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như giấy chứng nhận sử dụng đất, giấy an toàn phòng cháy chữa cháy,...
Với quy mô kinh doanh nhỏ, bạn có thể đăng ký kinh doanh ở dạng cá nhân hoặc hộ gia đình. Còn với quy mô kinh doanh lớn hơn, bạn có thể đăng ký kinh doanh dưới dạng trách nhiệm hữu hạn hay doanh nghiệp.
Việc đăng ký kinh doanh sẽ giúp bạn hạn chế được việc bắt giữ hàng hóa hay tạm dừng hoạt động kinh doanh khi bị kiểm tra nếu có sai sót. Đồng thời, giúp bạn thực hiện nghĩa vụ đóng thuế và nhận được sự bảo hộ của nhà nước.
7. Lên kế hoạch tiếp thị shop quần áo hiệu quả
Bạn có thể tổ chức các chương trình khuyến mãi vào dịp lễ tết hay khuyến mãi theo tuần như:
Giảm giá cho khách hàng mua nhiều.
Có chương trình khuyến mãi và tặng quà cho khách hàng thân thiết.
Có các chương trình khuyến mãi giảm giá theo giờ vàng hay ngày vàng.
Đồng thời có thể tạo thêm các chương trình freeship khi bán hàng online.
IV. Một số kinh nghiệm kinh doanh shop quần áo cần chú ý
1. Tạo sự chuyên nghiệp trong quản lý bán hàng ngay từ khi bắt đầu
Dù mở shop thời trang truyền thống hay mở shop quần áo online, bạn cũng nên xây dựng sự chuyên nghiệp trong bán hàng và quản lý ngay từ khi bắt đầu.
Sự chuyên nghiệp được thể hiện từ cách trang trí cửa hàng, gắn mác sản phẩm, đến cách bán hàng của nhân viên hay thanh toán hóa đơn cho khách hàng.
Để thực hiện được sự chuyên nghiệp đó trong bán hàng và quản lý, chủ shop nên sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng quần áo để giúp tối ưu hóa quy trình bán hàng. Phần mềm này có những tính năng hữu ích sẽ giúp các bạn giải quyết những vấn đề như sau:
Tạo và in mã vạch cho từ sản phẩm.
Kiểm soát hàng hóa tồn kho chính xác giúp bạn biết được khi nào cần nhập thêm hàng và khi nào cần xả hàng kịp thời.
Lưu trữ thông tin hàng hóa từ công dụng, kích thước, màu sắc, thương hiệu, số lượng đến giá cả và các chương trình khuyến mãi kèm theo, giúp nhân viên có thể tra cứu và tư vấn cho khách hàng nhanh chóng.
Đồng thời, cũng giúp tọa hóa đơn nhanh chóng thanh toán cho khách hàng nhờ kết nối với máy in bill, máy quét mã vạch,...
Tạo các chương trình khuyến mãi phù hợp với từng đối tượng khách hàng và tình hình kinh doanh của shop.
Tích hợp với bán hàng đa kênh, giúp đồng bộ thông tin sản phẩm, đơn hàng, khách hàng trên các kênh online khác nhau.
Quản lý doanh thu, lãi lỗ,... và báo cáo tình hình kinh doanh chi tiết giúp chủ cửa hàng dễ dàng nắm rõ được tình hình và có những biện pháp cải thiện phù hợp.
Ngoài ra, phần mềm còn hỗ trợ rất nhiều các tính năng khác như quản lý nhân viên, quản lý từ xa,...
>>Bạn có thể tham khảo thêm top những phần mềm quản lý bán hàng phổ biến hiện nay, để có thể lựa chọn được phần mềm phù hợp nhất.
2. Mở rộng quy mô kinh doanh bằng việc bán quần áo đa kênh
Nền công nghệ ngày càng phát triển đã thay đổi thói quen mua sắm của khách hàng chủ yếu là qua các kênh online. Vì vậy, việc kết hợp với kinh doanh quần áo đa kênh không những mở rộng được thị trường kinh doanh mà còn giúp bạn tiếp cận thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Bạn có thể tham khảo những kênh bán hàng online dưới đây:
Bán quần áo qua mạng xã hội như Facebook, Zalo,...
Bán quần áo trên sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,...
Hoặc xây dựng website bán hàng chuyên nghiệp.
>>Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm những phần mềm bán hàng đa kênh, giúp bạn đồng bộ các đơn hàng, hàng hóa, tồn kho, khách hàng,... trên các kênh bán hàng online với nhau hỗ trợ việc bán hàng thuận tiện hơn.
3. Kinh nghiệm trong ngày khai trương shop quần áo
Ngày khai trương có ý nghĩa rất đặc biệt đối với người kinh doanh với quan điểm “Đầu xuôi, đuôi lọt”. Vì vậy, sau khi đã chuẩn bị kỹ càng hãy tiến hành khai trương.
Một số kinh nghiệm được truyền lại khi khai trường shop quần áo bạn cần chú ý:
Xem ngày tốt để khai trương.
Lên danh sách khách mời tham dự buổi khai trường này.
Chuẩn bị lễ cúng.
Chuẩn bị sẵn sàng các sản phẩm và nguồn nhân lực.
Lên các chương trình khuyến mãi, ưu đãi lớn cho dịp khai trương.
Quảng bá, truyền thông online hoặc offline giới thiệu và thu hút nhiều khách hàng.
Bạn hãy lưu ý đến những điều nhỏ nhất để mọi thứ có thể “thuận buồm xuôi gió”. Hãy chuẩn bị thật tốt cho các chương trình thu hút khách hàng thật tốt nhé để ngày khai trương bán hàng được càng nhiều càng tốt.
Trên đây là những thông tin, kiến thức cơ bản về kinh nghiệm và các bước mở shop quần áo thời trang. Hy vọng với những thông tin hữu ít này sẽ giúp cho chủ shop tương lai biết cách kinh doanh và lên kế hoạch chi tiết cũng như triển khai kế hoạch thành công nhất.
Comments