Nội dung:
Thị trường tiêu thụ sữa các loại tại thị trường Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng rất lớn, đặc biệt là hình thức kinh doanh đại lý sữa, để tăng thêm khả năng cạnh tranh cho việc kinh doanh của mình, bạn có thể tham khảo các bí quyết mà dongnaiquetoi đã tổng hợp từ những người chủ kinh doanh đi trước.
Mở đại lý sữa có lời không?
Để trả lời cho câu hỏi “kinh doanh đại lý sữa có lời không?” chúng ta cùng điểm qua một số thông tin chung về tình hình tiêu dùng sữa ở thị trường Việt Nam nhé!
Là một quốc gia đông dân và mức tăng dân số cao, vì thế thị trường sữa tại Việt Nam luôn được đánh giá là có tiềm năng lớn. Một phần là do thu nhập bình quân đầu người tăng cao kết hợp với xu thế cải thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao.
Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng sản lượng sữa năm 2020 vẫn tăng trưởng tốt. Trong đó:
Sản lượng sữa tươi ước đạt 1.702,4 triệu lít, tăng 1% so với năm 2019.
Sản lượng sữa bột ước đạt 131,6 ngàn tấn, tăng 9,1% so với cùng kỳ.
Kết thúc năm 2020, ngành sữa đạt tổng doanh thu 113.715 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 5% so với năm 2019 nhờ nguồn cung nguyên liệu sữa trong nước dồi dào, nhu cầu tiêu thụ sữa có xu hướng tăng, các DN sữa duy trì được hệ thống phân phối truyền thống và kịp thời đẩy mạnh phân phối qua các kênh hiện đại. Trong số các ngành hàng tiêu dùng nhanh, ngành hàng sữa, bao gồm sữa bột và sữa tươi, cũng đang chứng tỏ là một ngành tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu. Thực tế, tiềm năng tiêu thụ của thị trường sữa Việt Nam được đánh giá là vẫn còn rất lớn và chưa dừng lại ở đây.
Từ những con số ấn tượng trên mà ngành hàng sữa ở Việt Nam mang đến, chúng ta có thể thấy được triển vọng rất lớn của ngành hàng này, và đó cũng là câu trả lời của dongnaiquetoi “kinh doanh đại lý sữa có lời không?”
Lợi nhuận lấy từ đâu khi kinh doanh đại lý sữa?
Khi kinh doanh đại lý sữa lợi nhuận của bạn sẽ đến chủ yếu từ các nguồn sau đây:
Chiết khấu trực tiếp trên từng sản phẩm: Lợi nhuận của việc kinh doanh đại lý sữa phụ thuộc mức chiết khấu của nhà cung cấp, tùy vào mỗi nhà cung cấp và mặt hàng khác nhau sẽ có những mức chiết khấu khác nhau. Việc của người chủ đại lý là thúc đẩy doanh số bán hàng, làm sao để bán được càng nhiều sản phẩm thì lợi nhuận sẽ theo đó mà tăng lên.
Lợi nhuận đến từ việc trưng bày sản phẩm trong gian hàng: Hình thức này bằng cách tận dụng những vị trí đắc địa nhất trong cửa hàng của bạn dùng để trưng bày sản phẩm, làm sao để khách hàng dễ dàng nhìn thấy và có khả năng mua hàng cao hơn, người trưng bày sẽ nhận được % khi cho nhà cung cấp khí cho phép họ đặt sản phẩm ở những vị trí đó.
Một lưu ý quan trọng cho chủ cửa hàng, đại lý sữa đó là nên tính lợi nhuận/tháng, quý, năm để có số liệu chính xác chứ đừng chỉ nhìn lợi nhuận/ 1 sản phẩm để kết luận.
4 bước mở cửa hàng đại lý sữa
Thủ tục đăng ký mở cửa hàng đại lý sữa
Theo nghị định Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định bất cứ một hình thức hoạt động thương mại kinh doanh nào cũng cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Khi một cửa hàng bán sữa bạn cần chú ý đăng ký đầy đủ giấy tờ, xin xác nhận của các cấp quản lý để hợp pháp hóa cửa hàng của mình. Đăng ký kinh doanh giúp tránh các trường hợp kiểm tra, phạt hành chính không đáng có trong quá trình kinh doanh.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mở cửa hàng sữa:
- Giấy đề nghị được đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
- Chứng minh thư nhân dân hộ chiếu hay thẻ căn cước công dân bản sao của chủ cửa hàng.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (bản sao) hoặc hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.
Sau đó bạn nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh lên UBND quận, huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Trong khoảng 5 ngày làm việc bạn sẽ được cấp Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
Nếu bạn kinh doanh các sản phẩm sữa chế biến có điều kiện bảo quản đặc biệt hay các sản phẩm sữa bổ sung vi chất dinh dưỡng thì cần phải xin thêm giấy phép an toàn thực phẩm theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm
Chuẩn bị vốn
Để hoạch định số vốn cần đầu tư, bạn cần dựa vào quy mô cửa hàng mà bạn muốn mở. Vốn trung bình dao động từ 300 – 500 triệu đồng phân bổ cho: chi phí nhập hàng, thuê mặt bằng, chi phí đầu tư trang thiết bị như giá kệ, máy tính, phần mềm, thuê nhân viên,… Cụ thể như sau:
Thuê mặt bằng: 30 – 40 triệu đồng (thường đóng từ 3 tháng đến nửa năm)
Đăng ký giấy phép kinh doanh: 2 – 5 triệu đồng
Thiết bị bày hàng: 20 – 30 triệu đồng
Phần mềm quản lý: 20 – 30 triệu đồng
Thuê nhân viên: 5 – 7 triệu đồng/tháng
Vốn lưu động: 50 – 100 triệu đồng
Phần mềm quản lý: 100 – 600 nghìn đồng/ tháng, đồng thời có nhiều phần mềm quản lý bán hàng miễn phí bạn có thể tham khảo
Tìm kiếm nguồn hàng
Nhập hàng từ công ty sản xuất sữa: Nhập hàng trực tiếp bạn sẽ có mức chiết khấu cao hơn, mức chiết khấu có sự khác nhau giữa số lượng hàng hóa bạn nhập vào. Tuy nhiên, với hình thức nhập này, bạn phải nhập số lượng hàng hóa khá lớn lớn và tốn chi phí nhiều hơn.
Nhập hàng từ các đại lý lớn: Khi nhập hàng đây không bắt buộc số lượng nhập vào và đại lý sẽ chiết khấu trực tiếp lên đơn hàng.
Gợi ý cho bạn thương hiệu sữa tốt phải dễ bán, tiêu thụ mạnh, chiết khấu cao mà bạn có thể tham khảo như làm đại lý Vinamilk, Abbott, Friso, Enfa A+,,…
Cách bày trí cửa hàng sữa bắt mắt
Khi kinh doanh đại lý sữa hay bất kỳ ngành hàng nào thì việc trưng bày hàng hóa cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Dưới đây là những kinh nghiệm khi trưng bày cửa hàng sữa bạn có thể tham khảo:
Cửa hàng sữa nên được bày trí tạo không gian rộng rãi thoải mái cho khách hàng, các kệ hàng và hàng hóa bố trí sao cho khoa học, các sản phẩm cùng loại nên đặt chung với nhau để dễ dàng tìm kiếm. Những thương hiệu sữa nổi tiếng và chủ chốt của cửa hàng bạn nên đặt bên trong, còn những thương hiệu mới nên đặt bên ngoài. Vì khi bố trí những sản phẩm sữa mới sẽ gây được tính tò mò sự chú ý của khách hàng.
Đối với những cửa hàng đại lý sữa có diện tích nhỏ thì không nên lựa chọn quầy kệ có màu tối đậm vì nó sẽ tạo cảm giác không gian chật hẹp hơn. Những gam màu sáng sẽ giúp tạo điểm nhấn cho cửa hàng và giúp không gian thoáng đãng hơn.
Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng đại lý sữa
Lên kế hoạch kinh doanh
Đây là bước quan trọng không thể bỏ qua của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, khi bạn đề ra những kế hoạch cụ thể quá trình kinh doanh, mỗi bước thực hiện bạn có thể đo lường được mức độ hiệu quả thực sự của nó và tiến hình xem xét để thay đổi những chiến lược khác cho phù hợp. Những kế hoạch cần chuẩn bị kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing và áp dụng các chính sách thúc đẩy doanh số cho cửa hàng của mình
Nhập ít nhưng đa dạng
Ở những giai đoạn kinh doanh đầu tiên, bạn khoan vội nhập quá mặt hàng với số lượng lớn, mà chỉ nên nhập từ 2-4 sản phẩm đến từ các thương hiệu hoặc chủng loại nổi bật nhất để xem xét nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, sau đó mới tiến hành nhập số lượng những sản phẩm tiềm năng nhất.
Marketing cho cửa hàng đại lý sữa
Hiện nay hầu hết những chủ kinh doanh đều lựa chọn kết hợp bán hàng bằng hai hình thức online và offline tiếp cận lượng khách hàng lớn. Bạn có thể sử dụng những kênh online như facebook, website hoặc một số trang thương điện tử lớn như shopee, lazada, tiki để bán hàng. Các kênh bán hàng online cũng có thể trở thành các kênh quảng bá cho cửa hàng của một cách hiệu quả vì sở hữu lượng người dùng cực lớn ở mọi lứa tuổi.
Đó là các bước mở đại lý sữa và các kế hoạch kinh doanh sao cho hiệu quả, hy vọng qua những chia sẻ trên có thể giúp quý bạn đọc dễ dàng xác định được phương hướng kinh doanh đúng đắn và ngày càng thành công trong công việc kinh doanh cũng như đời sống của mình.
>>> Có thể bạn cũng quan tâm: Mở cửa hàng sữa ở nông thôn có nên không?
Comments