Nội dung:
- Có nên mở cửa hàng sữa ở nông thôn không?
- Các rủi ro có thể có khi mở cửa hàng sữa ở nông thôn
- Tiến hành mở cửa hàng sữa ở nông thôn
Mở cửa hàng sữa ở nông thôn là ý tưởng kinh doanh được đánh giá khá cao, bởi vì sức cạnh tranh, giá mặt bằng và các chi phí khác tương đối thấp hơn so với những thành phố lớn. Để việc triển khai các kế hoạch kinh doanh của bạn được hiệu quả hơn, dongnaiquetoi muốn chia sẻ những kinh nghiệm trong khâu chuẩn bị và các bí quyết để việc kinh doanh hiệu quả hơn, xem qua các thông tin bên dưới nhé !
Có nên mở cửa hàng sữa ở nông thôn không?
Hiện nay mô hình kinh doanh “cửa hàng chuyên sữa” chưa xuất hiện nhiều ở các vùng nông thôn, mà chủ yếu nó là sản phẩm sẽ được bán chung với những sản phẩm khác ở cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bán đồ dùng cho mẹ và bé,...Vì thế có thế thấy được sự khác biệt và sức cạnh tranh cao hơn cho cửa hàng sữa của bạn.
Thêm vào đó, tâm lý chúng của đa số khách hàng đều cho rằng, những cửa hàng chuyên về loại sản phẩm nào đó có chất lượng tốt hơn những cửa hàng bán chung với những loại sản phẩm khác. Một phần khác là do lối sống biết chăm lo sức khỏe của phụ nữ nông thôn cũng dần phát triển, họ từ lâu cũng đã trở thành người tiêu dùng thông thái. Nên cửa hàng bạn nên thể hiện sự chuyên nghiệp và chất lượng để dễ dàng lấy được sự tin tưởng từ họ.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì mô hình này cũng gặp không ít những rủi ro cho việc kinh doanh.
Các rủi ro có thể có khi mở cửa hàng sữa ở nông thôn
Cạnh tranh về giá cả
Thách thức đầu tiên mà các chủ cửa hàng sữa khi kinh doanh ở quê phải đối mặt với vấn đề cạnh tranh giá cả đối với những cửa hàng tạp hóa và cửa hàng bán đồ dùng mẹ và bé.
Bởi vì sữa không phải là mặt hàng chủ lực nên họ sẵn sàng hạ giá thành để bán được những sản phẩm khác, bước đầu bạn có thể thu hút khách hàng bằng chính sách hạ giá thành sản phẩm, nhưng đây không phải là kế sách lâu dài, như vậy sẽ ảnh hưởng đến doanh số của cửa hàng, vậy nên bạn cần tìm kiếm được nguồn hàng giá tốt nhất để nâng cao mức cạnh tranh về giá thành hơn.
Rủi ro về số lượng hàng hóa tồn kho
Sữa là sản phẩm có hạn sử dụng, nếu thời gian tiêu thụ chậm có thể dẫn đến hết hạn sử dụng. Số lượng sữa hết hạn không thể tiêu thụ, sẽ gia tăng diện tích hàng tồn kho dẫn đến tình trạng không còn nhiều chỗ để nhập hàng mới. Điều này không chỉ gây lãng phí nguồn vốn mà bạn còn phải đau đầu tìm biện pháp giải quyết hàng tồn.
Tuy có các thách thức và khó khăn trong quá trình kinh doanh cửa hàng sữa ở nông thôn, không bên cạnh đó cũng có những tiềm năng phát triển vô cùng lớn nếu bạn nắm rõ những kinh nghiệm của những người đã thành công trước đó.
Tiến hành mở cửa hàng sữa ở nông thôn
Khảo sát nhu cầu tại khu vực kinh doanh
Trước khi tiến hành lựa chọn địa điểm kinh doanh thuận lợi bạn cần lưu ý những tiêu chí như sau: Khu vực này có tập trung nhiều những khách hàng tiềm năng của cửa hàng hay không, khách hàng tiềm năng của cửa hàng sữa chính là mẹ và bé. Và tiến hành khảo sát về nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm sữa như giá cả, xuất xứ, công dụng, thương hiệu.... để từ đó lựa chọn nguồn hàng cho phù hợp
Chuẩn bị các thủ tục pháp lý
Đăng ký kinh doanh là việc bắt buộc đối với bất kỳ hình thức kinh doanh nào,với lĩnh vực này, bạn có thể lựa chọn hình thức đăng ký hộ kinh doanh cá thể, có ngành nghề: Kinh doanh sữa bột dành cho trẻ em theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Đồng thời, với các sản phẩm sữa ngoại bạn nhập từ nước ngoài về hoặc bạn tự sản xuất ở trong nước thì bạn đều phải làm thủ tục công bố chất lượng sản phẩm trước khi đến tay khách hàng theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Chuẩn bị vốn để mở cửa hàng sữa ở nông thôn
Tùy vào khu vực và mặt hàng mà bạn lựa chọn để kinh doanh có thể điều chỉnh nguồn vốn cho phù hợp, thông thường nguồn vốn để mở cửa hàng sữa ở nông thôn có thể dao động từ 100-300 triệu, bao gồm các chi phí như:
Sản phẩm sữa: nhập từ 3-5 sản phẩm mỗi loại, chi phí này dao động từ 100-200 triệu tùy với số lượng và sự đa dạng mặt hàng mà bạn một cung cấp.
Tiền thuê mặt bằng: Mặt bằng chỉ cần rộng 30-50m2, giá mặt bằng ở nông thôn tương đối thấp hơn so với thành thị ở khoảng 4-6 triệu/tháng, và bạn phải đặt cọc trước 6 tháng tiền thuê (24-36 triệu).
Các kệ trưng bày sữa, quầy thanh toán: Tùy theo quy mô cửa hàng của bạn, chi phí cho khoản này có thể từ 10-30 triệu.
Đèn chiếu sáng và các chi phí trang trí khác: Hệ thống chiếu sáng cho cửa hàng, trang trí cửa hàng sinh động và đẹp mắt hơn chi phí này khoảng tầm 4-5 triệu
Chi phí thuê nhân viên: Bạn có thể thuê nhân viên parttime hoặc fulltime và lương cứng rơi vào khoảng tầm từ 3-5tr/người.
Mua phần mềm quản lý bán hàng, máy quét mã vạch, máy in hóa đơn: Bạn có thể chủ động trong việc tìm các nhà cung cấp với mức giá ưng ý nhất, thông thường chi phí này nằm ở khoảng từ 6-12 triệu/ năm
Vố dự phòng khi có các chi phí khác phát sinh: Bạn cần dự trù một khoảng vốn để phòng ngừa các chi phí phát sinh khác mà hiện tại bạn chưa thể thấy được.
Ngoài các khoản chi phí để bắt đầu mở cửa hàng kinh doanh thì càng chi phí duy trì khác như tiền điện, nước, và các loại thuế theo quy định như thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập không thường xuyên.
Thuê mặt bằng mở cửa hàng sữa
Như đã nói trên bạn cần tiến hành khảo sát khu vực có nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn nhất. Bạn nên đặt cửa hàng tại những cửa hàng gần các khu có dân cư đông đúc, gần trường học, gần chợ,...nên lựa chọn những vị trí ở mặt tiền và tránh những khúc bị khuất tầm nhìn. Không gian cửa hàng mở, để khách hàng có thể nhìn thấy cách bày trí bên trong cũng là ý kiến hay
Một lưu ý khác khi đã lựa chọn được vị trí ưng ý thì khi tiến hành ký hợp đồng nên ký thời hạn từ 3-5 năm để tránh xảy ra trường hợp chủ thuê sẽ lấy lại mặt bằng nếu thấy bạn kinh doanh tốt, đừng quên đọc rõ những điều khoản trong hợp đồng nhé. Đây là cách để bảo đảm quyền lợi cho chính mình.
Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng, giá tốt
Nhập sữa từ công ty
Bạn có liên lạc trực tiếp tới công ty cung cấp sữa để nhập hàng về kinh doanh, khi nhập hàng từ hình thức này bạn có thể yên tâm về hàng chính hãng và chất lượng mà còn có được mức giá sỉ khá tốt tùy theo số lượng nhận hàng, nếu doanh số bán cao còn được nhận tiền thưởng. Một hạn chế nhỏ của hình thức này là bạn cần có một số vốn khá cao để nhập đủ số lượng lớn sản phẩm để có được chiết khấu cao.
Nhập từ đại lý trung gian
Vì đã qua bước trung gian nên giá cả có phần nhỉnh hơn so với nhập hàng từ phía công ty, nhưng đổi lại mức chiết khấu khá cao lại không bị ràng bởi số lượng nhập hàng
Hàng sữa ngoại xách tay
Sữa ngoại hiện nay cũng chiếm được phần thiện cảm và tin tưởng khách hàng ở nước ta thế nên việc nhập sữa ngoại có thể cho là rất khả thi như sữa nhập từ Nhật, Nga, Đức hay Úc đều được đánh giá chất lượng rất tốt. Có thể chọn cách nhập hàng từ website bán sỉ, nhờ người thân mang về hoặc nhờ các tiếp viên hàng không sau mỗi chuyến bay xuất cảnh của họ. Tuy nhiên hạn chế ở hình thức này chính là chi phí khá cao là tiền vận chuyển và phí hoa hồng.
Thuê nhân viên
Nhân viên bán hàng là người trực tiếp giao tiếp với khách hàng nên tiêu chí tiên quyết là lanh lợi nhiệt tình và đặc biệt cần am hiểu những thông tin cần thiết sản phẩm mà cửa hàng đang bán để dễ dàng tư vấn và thuyết phục khách hàng mua hàng. Khi bạn hiểu rõ sản phẩm và tư vấn lưu loát sự tin tương của khách hàng sẽ cao hơn. Thêm vào đó nhân viên cần sử dụng thành thạo có thiết bị vi tính để tiện cho việc quản lý hàng hóa và báo cáo doanh thu, lợi nhuận.
Các trang thiết bị cần thiết
Các trang thiết bị cần thiết cho cửa hàng của bạn như:
- Kệ, giá đỡ trưng bày hàng hóa
- Hệ thống chiếu sáng
- Phần mềm quản lý bán hàng: phần mềm được tích hợp máy tính, máy in bill, máy quét mã vạch, giúp cho công việc quản lý hàng hóa và thanh toán cho khách dễ dàng và chuyên nghiệp hơn.
- Để an toàn hơn cần có thêm các thiết bị phòng cháy, chữa cháy
Quy tắc vàng của việc trưng bày các sản phẩm sữa tại cửa hàng
Việc trưng bày có vai trò khá quan trọng đối với ngành hàng bán lẻ, đó chính là nghệ thuật tăng doanh thu cho việc kinh doanh của bạn đấy.
Thứ nhất, sắp xếp các sản phẩm cùng loại chung khu vực để khách hàng có nhu cầu có thể tìm kiếm một cách nhanh chóng và thuận lợi cho nhân viên khi hướng dẫn khách hàng đến quầy sản phẩm họ cần.
Thứ hai, để những thương hiệu mới ra ngoài và những thương hiệu cũ vào trong, lý do là những thương hiệu mới sẽ có mức chiết khấu khá cao cho cửa hàng, vì độ nhận diện của họ chưa cao nên họ cần tập trung vào cách bán hàng truyền thống để tăng doanh thu.
Thứ ba, là lựa chọn màu sắc nổi bật cho kệ trưng bày, bởi vì màu sắc tươi sáng, nhất là đối với những cửa hàng sữa có diện tích tương đối nhỏ, việc lựa chọn màu sắc tươi sáng sẽ giúp cho cửa hàng trông được thoáng mát và rộng rãi hơn. Chiều cao lý tưởng của kệ trưng bày nên là dưới 4m, để việc quan sát trở nên dễ dàng hơn.
Bài viết là câu trả lời của dongnaiquetoi về việc có nên mở cửa hàng sữa ở nông thôn hay không, tuy có vài rủi ro có thể xảy ra nhưng với việc chuẩn bị những kế hoạch kinh doanh tỉ mỉ cũng như kết hợp những kinh nghiệm trên, chúng tôi tin bạn sẽ dễ dàng thành công hơn trong lĩnh vực tiềm năng này. Trân trọng!
>>> Xem thêm : 3 yếu tố cần lưu ý để mở cửa hàng sữa cho trẻ em được hiệu quả <<<
Comments