Nội dung:
- 1. Lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm cụ thể
- 2. Xác định mặt hàng mỹ phẩm kinh doanh
- 3. Phân tích nghiên cứu thị trường mỹ phẩm
- 4. Vốn mở cửa hàng mỹ phẩm là bao nhiêu?
- 5. Nguồn hàng mỹ phẩm lấy ở đâu?
- 6. Chọn địa điểm mở shop mỹ phẩm phù hợp
- 7. Thiết kế, trang trí cửa hàng mỹ phẩm bắt mắt
- 8. Thủ tục đăng ký kinh doanh mở shop mỹ phẩm
- 9. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán mỹ phẩm
- 10. Kinh doanh mỹ phẩm online
- 11. Chiến lược quảng cáo
Kinh doanh mỹ phẩm hiện nay đang là một trong những lĩnh vực kinh doanh được nhiều người lựa chọn khởi nghiệp với mong muốn làm giàu nhanh chóng. Những với thị trường cạnh tranh như vậy thì làm sao bạn có thể thu nhiều lợi nhuận và kinh doanh mỹ phẩm lâu dài được? Vì vậy, trước khi kinh doanh hãy chuẩn bị cho mình kiến thức và kinh nghiệm cần thiết. Ngay trong bài viết này Dongnai sẽ hướng dẫn cho các bạn 11 bước mở cửa hàng mỹ phẩm cơ bản nhưng rất hiệu quả.
1. Lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm cụ thể
Để mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm thành công đòi hỏi bạn cần một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết và phù hợp.
Một bản kế hoạch kinh doanh cơ bản bao gồm: mục tiêu, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, vốn, kế hoạch marketing, kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh trên thị trường online,...
Khi tham gia bán mỹ phẩm thật sự, sẽ có rất nhiều vấn đề khó khăn cần giải quyết. Nếu không có một bản kế hoạch rõ ràng như vậy mới có thể hạn chế thấp nhất những rủi ro mà bạn gặp phải, đồng thời còn giúp bạn theo dõi dễ dàng tiến độ và tình hình kinh doanh.
Thêm vào đó, bản kế hoạch được coi là bằng chứng cho thấy bạn hiểu rõ được những gì cần làm, cơ hội thành công cao hay thấp khi kinh doanh và cũng có thể dễ dàng kêu gọi vốn đầu tư từ người thân bạn bè.
2. Xác định mặt hàng mỹ phẩm kinh doanh
Muốn kinh doanh hiệu quả thì cần phải xác định được bạn muốn bán mặt hàng nào. Đây là giai đoạn bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng ngay từ đầu.
Bán mỹ phẩm nào tốt nhất, phù hợp với thị trường cạnh tranh hiện tại nhất? Nên kinh doanh mỹ phẩm nào sẽ có lời?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các thương hiệu mỹ phẩm trong và ngoài nước với đa dạng mẫu mã, chủng loại. Tuy nhiên, khi mới kinh doanh chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn không nên gom hết tất cả các loại của nhiều thương hiệu để bán nhé. Nếu không bán được hàng sẽ dẫn đến tổn thất nghiêm trọng đấy.
Để xác định được nên kinh doanh mỹ phẩm gì trước hết các bạn hãy thực hiện khảo sát thị trường, tìm hiểu xu hướng thị trường làm đẹp hiện nay và xem các cửa hàng xung quanh bạn đang bán gì để có được cái nhìn tổng thể. Từ đó, bạn mới có thể dễ dàng tìm được danh sách các sản phẩm chủ đạo cho cửa hàng của bạn.
3. Phân tích nghiên cứu thị trường mỹ phẩm
Nghiên cứu thị trường có nghĩa là bạn tiến hành khảo sát về nhu cầu của khách hàng, sở thích, thói quen mua sắm,.... Từ đó mới lựa chọn dòng sản phẩm và địa điểm kinh doanh phù hợp cũng như số vốn cần thiết.
Bạn cũng cần phải nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh xung quanh khu vực bạn kinh doanh. Để biết xem họ có điểm mạnh, điểm yếu là gì, mặt hàng bán chạy nhất, chính sách thu hút khách hàng,... Từ đó bạn mới có thể rút được kinh nghiệm và lên kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hoàn thiện hơn.
4. Vốn mở cửa hàng mỹ phẩm là bao nhiêu?
Đây luôn là câu hỏi gây đau đầu cho nhiều bạn khi mới bắt đầu khởi nghiệp. Việc chuẩn bị đủ vốn khi kinh doanh sẽ quyết định chuyện thành công hay thất bại của bạn.
Các nguồn vốn cơ bản bạn cần chuẩn bị như sau:
- Vốn nhập hàng mỹ phẩm
Đây là khoản tiền đầu tiên bạn cần quan tâm đến khi lập kế hoạch chi tiết cho việc phân bổ ngân sách. Vì đây là khoản chi phí nhiều nhất trong tổng số vốn.
Tùy thuộc vào mặt hàng mà bạn dự định kinh doanh thì chuẩn bị vốn cho thích hợp. Nếu bạn có trong tay số vốn là 150 triệu đồng thì bạn nên để dành khoảng 70 triệu đồng cho việc nhập hàng.
- Chi phí cho mặt bằng kinh doanh
Tùy vào diện tích và vị trí mà giá thuê cửa hàng sẽ khác nhau. Bạn nên cân nhắc kỹ khả năng tài chính để có thể lauwj chọn được địa điểm thích hợp, tránh trường hợp chọn địa điểm thuê quá cao khi mới mở cửa hàng sẽ gây ra nhiều gánh nặng.
Chi phí này sẽ giao động từ 10-15 triệu đồng/ tháng.
- Chi phí thuê nhân viên bán hàng
Dựa vào quy mô cửa hàng mà bạn có thể thuê số lượng nhân viên phù hợp. Trung bình mức lương bán hàng hiện nay rơi vào khoảng từ 4 - 6 triệu đồng/tháng/nhân viên.
- Vốn chi cho các thiết bị trong cửa hàng (máy tính, quầy thu ngân, kệ, giỏ hàng, các phần mềm quản lý bán hàng).
- Vốn dự trù trong quá trình hoạt động.
5. Nguồn hàng mỹ phẩm lấy ở đâu?
Tùy thuộc và đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến, bạn có thể lựa chọn một số nguồn nhập phù hợp. Sau đây là đa dạng các nguồn nhập hàng mà các bạn có thể tham khảo:
- Làm đại lý cho các hãng thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng. Đây là cách nhập hàng ổn định và đảm bảo chất lượng 100%. Bằng cách này các bạn cũng không cần tạo dựng thương hiệu cho riêng mình mà chỉ cần tận dụng tên tuổi thương hiệu của hãng bạn đang làm đại lý là được. Tuy nhiên, bạn phải có một số vốn lớn và cửa hàng mỹ phẩm của bạn đã được đầu tư trang trí chất lượng.
- Nhập hàng xách tay từ nước ngoài. Nếu có hứng thú với việc kinh doanh mỹ phẩm xách tay, bạn có thể nhập hàng từ trung gian như bạn bè người thân ở nước ngoài, qua tiếp viên hàng không hay trên các website mỹ phẩm nước ngoài.
- Nhập hàng từ các cửa hàng bán mỹ phẩm sỉ nếu bạn có ít vốn.
6. Chọn địa điểm mở shop mỹ phẩm phù hợp
Bạn nên lựa chọn những khu vực có mật độ dân cư đông đúc, trên các con đường lớn có nhiều người qua lại, giao thông thuận tiện và có chỗ để xe cho khách.
Nên tránh chọn địa điểm ở ngay ngã tư đường tuy lượng người qua lại rất đông nhưng sẽ rất ồn, kẹt xe,... và phí thuê lại rất mắc.
Bạn cùng không nên chọn những nơi có nhiều cửa hàng mỹ phẩm khác, như vậy việc kinh doanh sẽ có tính cạnh tranh rất cao, khó mà thu hút khách hàng được.
7. Thiết kế, trang trí cửa hàng mỹ phẩm bắt mắt
Phong cách thiết kế cửa hàng sẽ có tác động lớn đến cảm nhận của khách hàng về cửa hàng của bạn. Các bạn trang trí cửa hàng mỹ phẩm có thể trở nên cao cấp hơn hoặc là rẻ tiền hơn.
Đồng thời, việc trang trí cửa hàng bắt mắt, ấn tượng sẽ giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn.
8. Thủ tục đăng ký kinh doanh mở shop mỹ phẩm
Khi mở cửa hàng, bạn cần làm các thủ tục để xin giấy phép kinh doanh, sau đó mới được đi vào hoạt động. Việc đăng ký này giúp bạn thực hiện nghĩa vụ đóng thuế và được pháp luật bảo vệ.
Bạn cần đến cục quản lý đăng ký kinh doanh ở khu vực bạn kinh doanh để là thủ tục. Bạn cần chuẩn bị: hợp đồng thuê mặt bằng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân và giấy đề nghị được cấp giấy phép kinh doanh.
9. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán mỹ phẩm
Tùy vào quy mô lớn nhỏ của cửa hàng mỹ phẩm mà bạn tuyển số lượng nhân viên hợp lý. Nhân viên bán hàng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tư vấn và khuyến khích hành vi mua hàng của khách. Vì vậy, bạn nên lựa chọn nhân viên bán hàng trẻ, có ngoại hình ưa nhìn, khéo ăn nói có kỹ năng giao tiếp tốt.
Bạn cần đào tạo nhân viên về kỹ năng tư vấn và những kiến thức về sản phẩm, chăm sóc sắc đẹp để có thể dễ dàng tư vấn thuyết phục khách hàng mua hàng.
10. Kinh doanh mỹ phẩm online
Hiện nay, có rất nhiều kênh bán hàng online hiệu quả như Facebook, Shopee, website bán hàng,... giúp bạn dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh của cửa hàng.
Một số kênh bán hàng online mà bạn có thể lựa chọn kinh doanh như:
- Bán mỹ phẩm online trên Facebook. Đây là cách tiếp cận khách hàng dễ dàng nhất và có hiệu quả cao. Bạn có thể áp dụng kinh doanh qua trang cá nhân, tạo lập Fanpage bán hàng hoặc bán hàng trên các hội nhóm.
- Lựa chọn các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,... để bán hàng online hiệu quả cũng rất cao. Bạn chỉ cần tạo các gian hàng bắt mắt, trình bày đủ các thông tin chi tiết và hình ảnh đẹp để thu hút khách hàng.
- Tự xây dựng một website bán mỹ phẩm chuyên nghiệp. Đây là cầu nối giúp bạn tiếp cận với khách hàng và mở ra cơ hội buôn bán xuyên quốc gia nếu tiềm năng đủ lớn.
>>Để có thể hiểu hơn và kinh doanh hiệu quả hơn, các bạn có thể tham khảo thêm kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm online này nhé.
11. Chiến lược quảng cáo
Trong thời gian đầu, việc tạo ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá chính là phương thức thu hút khách hàng và quảng bá thương hiệu hiệu quả nhất.
Có nhiều hình thức kinh doanh quảng cáo như PR, email marketing, quảng cáo trên Google, Facebook,...
Tùy vào hình thức kinh doanh mà bạn lựa chọn những hình thức quảng cáo phù hợp và có thể cạnh tranh được với đối thủ.
Các chương trình khuyến mãi cũng khá đơn giản để thực hiện nếu bạn có phần mềm quản lý bán hàng hỗ trợ. Thao tác đơn giản, dễ hiểu, bạn có thể tạo ra một chương trình khuyến mại mới chỉ trong vài phút.
Hy vọng với 11 bước mở cửa hàng mỹ phẩm sẽ giúp các bạn có những cái nhìn chính xác hơn về việc bán hàng mỹ phẩm trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay. Chúc các bạn thành công.
Comments