Nội dung:
Răng khôn bị sâu gây cảm giác đau rất khó chịu. Thời gian đầu không nguy hiểm, nhưng nếu để lâu trường hợp này có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn nhai của bệnh nhân. Thậm chí, nó còn gây suy nhược cơ thể khi thường xuyên bị đau nhức. Vậy răng khôn bị sâu phải làm sao?
Sâu răng khôn có nguy hiểm không?
Sâu răng khôn có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người khi nhận ra những dấu hiệu ban đầu của bệnh. Trên thực tế, sâu răng nói chung và sâu răng khôn nói riêng đều tiềm ẩn những nguy cơ khó lường nếu không được điều trị kịp thời.
+ Sâu răng lây lan sang những răng kế cận
Sâu răng khôn thường phát triển với tốc độ nhanh hơn răng thường, sâu răng khi phát triển đến một mức độ nhất định sẽ có chiều hướng lan sang răng kế cận. Răng kế cận chịu ảnh hưởng trực tiếp của sâu răng khôn chính là răng số 7 – chiếc răng ăn nhai cực quan trọng trên khuôn hàm.
Một khi răng khôn bị sâu kéo theo răng số 7, việc ăn nhai của bạn sẽ vô cùng khó khăn và việc điều trị cũng phức tạp hơn rất nhiều.
+ Gây đau nhức nghiêm trọng
Sâu răng khi phát triển sẽ gây ra những cơn đau nhức rất khó chịu. Mức độ cơn đau sẽ tăng dần theo tình trạng bệnh, đến khi sâu răng lan vào tủy răng thì mức độ cơn đau sẽ vượt ngưỡng chịu đựng thông thường của rất nhiều người đi kèm với những biểu hiện khác thường như sưng phù, nổi hạch hoặc sốt.
+ Có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu
Chiếc răng sâu như là một “ổ chứa vi khuẩn” và có thể tấn công bất cứ nơi nào chúng muốn. Một khi sâu răng đã lan xuống tủy thì việc chúng tấn công vào máu là việc không sớm thì muộn. Nhiều người cho rằng việc này không thể diễn ra nhưng trên thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp như vậy.
Đáng nói hơn, việc tử vong vì nhiễm trùng máu nặng do sâu răng cũng đã từng xảy ra. Điều này dấy lên hồi chuông cảnh báo về sự chủ quan trong việc điều trị bệnh lý răng miệng nói chung và sâu răng khôn nói riêng.
Nên nhổ hay trám khi răng khôn bị sâu?
Răng khôn bị sâu là điều không khó để bắt gặp nhưng răng khôn có thể ảnh hưởng đến những chiếc răng cối quan trọng kế bên chẳng hạn như răng cối số 7, bạn nên nhớ răng số 7 là răng hàm ăn nhai chính. Ngoài ra, răng khôn mọc lệch cũng có thể khiến răng 7 lung lay và các răng khác trên cung hàm có xung quanh mọc lệch lạc. Lúc này bạn muốn chỉnh sửa thì mất kha khá tiền và thời gian đấy.
Răng khôn không đóng vai trò trong chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, nên dù chúng có sâu hay chưa sâu thì bác sĩ vẫn khuyên bệnh nhân nên nhổ bỏ để tránh phiền toái và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách chăm sóc răng khôn sau khi điều trị
Kỹ thuật nhổ răng khôn tuy là một kỹ thuật đơn giản nhưng bệnh nhân cần chú ý những lưu ý sau để không hoang mang và có biện pháp xử lý kịp thời nếu có tình trạng phát sinh:
- Sau khi hết thuốc tê, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở chỗ vết thương vừa phẫu thuật.
- Nếu bệnh nhân nhả cục bông/gạc sớm, máu có thể sẽ rỉ thêm vài tiếng đồng hồ. Vì vậy, cần giữ miếng bông/gạc cho đến khi ngưng chảy máu hẳn.
- 2 đến 3 ngày sau phẫu thuật, răng miệng của bệnh nhân sẽ sưng lên do tình trạng máu đông tích tụ. Bệnh nhân có thể sử dụng đá lạnh để chườm ngoài vết thương. Khi máu đông tan dần thì sẽ hết tình trạng sưng tấy.
- Cần tuân thủ đúng những hướng dẫn vệ sinh, sử dụng thuốc uống theo đơn của bác sĩ, không tự ý dùng các thuốc giảm đau, kháng sinh.
- Không súc miệng bằng nước muối vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn.
- Không khạc nhổ trong vòng 6 giờ đầu sau phẫu thuật.
- Không dùng lưỡi hoặc các dụng cụ khác khều vào vị trí nhổ răng.
Không ăn nhai ở vị trí răng mới nhổ, tránh làm vỡ cục máu đông và thức ăn nhét vào ổ răng. Chỉ nên dùng thức ăn mềm như cháo và uống nhiều nước.
Nghỉ ngơi và không dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá cho đến khi vết thương lành hẳn.
Nếu đã áp dụng các biện pháp cầm máu nhưng sau 24h máu vẫn chảy thì cần đến gặp bác sĩ để tái khám và điều trị ngay.
Comments