Nội dung:
Chảy máu răng khi ngủ có thể là biểu hiện của các bệnh về viêm nướu, viêm lợi khá nghiêm trọng. Vậy cần làm gì khi phát hiện răng bị chảy máu sau khi ngủ dậy?
Chảy máu chân răng là bệnh gì? Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng là tình trạng chảy máu ở phần nướu xung quanh răng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi ngủ dậy như:
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
Đánh răng không đúng cách khiến nướu bị tổn thương. Việc này lặp lại nhiều lần sẽ khiến các mô mềm ở chân răng khó hồi phục như ban đầu.
Các mảng bám thức ăn, cao răng quá dày, tích tụ nhiều vi khuẩn gây tổn thương nướu.
Thiếu vitamin C, K và canxi.
Thường gặp ở phụ nữ mang thai do thay đổi nội tiết tố.
Dùng thuốc làm loãng máu.
Người bị sốt xuất huyết ở giai đoạn nghiêm trọng bệnh có thể gây ra các triệu chứng xuất huyết ở da, răng nướu,...
Ung thư miệng cũng gây ra chảy máu răng, hôi miệng,...
Một số các bệnh lý khác như thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư vú,.. cũng gây ra chảy máu ở răng.
Chảy máu chân răng khi ngủ có nguy hiểm không?
Bệnh chảy máu chân răng khi ngủ dậy không phải là vấn đề về răng miệng thường gặp đối với mọi người. Bệnh thường biểu hiện ở răng nhạy cảm, dễ chảy máu ở phần lợi và chân răng. Tình trạng này có thể sẽ khiến bạn tự ti khi giao tiếp vì máu ở chân răng có thể chảy ra bất cứ lúc nào.
Vậy chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Theo thống kê, có đến 90% bệnh nhân chảy máu chân răng nguyên nhân là do các bệnh về nướu, nha chu, các mảng bám trên răng làm vi khuẩn phát sinh. Làm cho các mô bị mất liên kết, răng lỏng lẻo dễ lung lay, nướu bị tổn thương dễ chảy máu. Bệnh chảy máu chân răng không quá nguy hiểm nếu bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời tại các cơ sở nha khoa uy tín.
Chảy máu chân răng khi ngủ dậy là biểu hiện của bệnh lý gì?
Nếu tình trạng chảy máu chân răng diễn ra liên tục, răng hàm của bạn có thể đang phải đối mặt với những bệnh lý nguy hiểm như sau:
1. Viêm nướu
Viêm nướu do các mảng bám hay cao răng tồn tại xung quanh răng gây kích thích vi khuẩn dễ dẫn đến chảy máu chân răng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lý này sẽ biến chứng thành bệnh viêm nha chu, gây nguy hiểm đến tủy răng làm hư xương ổ răng.
2. Viêm nha chu
Chảy máu chân răng là biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh viêm nha chu. Khi bị viêm nha chu nướu răng rất nhạy cảm làm răng thường xuyên chảy máu.
Nếu không được chữa trị kịp thời và dứt điểm, viêm nha chu có thể làm răng lung lay thậm chí là mất răng. Triệu chứng điển hình của bệnh
3. Tiêu xương hàm
Tiêu xương chân răng là bệnh lý suy giảm của xương ổ răng về mật độ, chiều cao, số lượng và thể tích xương. Bệnh lý này vô cùng nguy hiểm vì có thể dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng cũng như thẩm mỹ gương mặt như tụt nướu, răng xô lệch, nghiêng vẹo, tiêu xương hàm, móm và khuôn mặt già đi nhiều hơn so với tuổi.
4. Răng mất sớm
Nghiêm trọng hơn khi bị chảy máu chân răng có thể do phần nướu bị viêm nhiễm nặng với các túi mủ sát chân răng. Bạn hãy đến gặp Nha sĩ để chữa trị ngay lập tức nếu không muốn những chiếc răng đang khỏe mạnh bất ngờ phải rời khỏi hàm sớm.
Nên ăn gì nếu chảy máu chân răng khi ngủ?
1. Nên ăn gì khi chảy máu chân răng?
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng chảy máu chân răng. Do đó, khi bị bệnh này dù nhẹ hay nặng, bạn bên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho răng như sau:
Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như bưởi, cam, chanh, xoài, tỏi, bông cải xanh, bắp cải,... Để tăng sức đề kháng cho cơ thể, đẩy lùi được các vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong chân răng.
Bổ sung rau xanh và hoa quả, tăng lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, cải thiện quá trình tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe răng miệng.
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K như cải bó xôi, bắp cải, cần tây,... Có tác dụng tăng khả năng đông máu, ngăn ngừa tình trạng chảy máu không ngừng.
Thực phẩm chứa canxi như các thực phẩm từ sữa, tôm cá, hải sản,... nhằm tăng cường sức khỏe cho răng miệng.
Dùng nước trà xanh có tác dụng kháng viêm, cải thiện triệu chứng chảy máu do viêm nướu.
2. Chảy máu chân răng kiêng gì?
Bạn nên hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm sau đây để cải thiện tình bệnh và hạn chế các biến chứng xấu do chảy máu chân răng gây ra:
Thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột.
Các thực phẩm gây khô miệng như cà phê, nước có ga, nước tăng lực,...
Thực phẩm quá cứng hoặc quá nóng, quá lạnh.
Các loại thịt dai như thịt trâu, thịt bò,...
Hút thuốc là, rượu bia,...
Biện pháp phòng bệnh chảy máu chân răng khi ngủ hiệu quả
Có nhiều cách để giúp cải thiện sức khỏe răng miệng của bạn và giúp loại bỏ chảy máu nướu răng. Vì chảy máu nướu chủ yếu là do loại bỏ mảng bám không đủ từ răng tại hoặc xung quanh đường nướu, nên bắt đầu một chế độ vệ sinh răng miệng hiệu quả là một cách tuyệt vời để giúp điều trị và ngăn ngừa chảy máu nướu. Dưới đây là một số mẹo vệ sinh răng miệng sẽ giúp bạn giữ răng nướu khỏe mạnh và giảm chảy máu răng khi ngủ dậy
Chải răng thường xuyên: Đánh răng bằng bàn chải đánh răng có lông mềm theo chuyển động tròn sẽ giúp kích thích nướu của bạn, giúp ngăn ngừa chảy máu nướu và củng cố mô bảo vệ răng của bạn.
Chải với kem đánh răng chống viêm nướu: Nếu bạn vật lộn với chảy máu nướu, bạn nên chọn một loại kem đánh răng có tác dụng chống viêm, sát khuẩn để trung hòa các mảng bám tìm thấy xung quanh đường viền nướu.
Dùng chỉ nha khoa : Dùng chỉ nha khoa là một trong những cách quan trọng nhất giúp ngăn ngừa chảy máu nướu răng và duy trì sức khỏe răng miệng tốt. Nó loại bỏ mảng bám và các hạt thức ăn có thể nằm dưới đường nướu và dẫn đến chảy máu nướu răng.
Tránh thuốc lá và các chất kích thích: Sử dụng thuốc lá và các chất kích thích có thể làm hỏng nướu của bạn, và cũng có thể khiến bạn có nhiều khả năng mắc bệnh nướu răng.
Duy trì lối sống lành mạnh: Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyên bạn nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng và tránh ăn vặt giữa các bữa ăn. Ngoài ra, giảm căng thẳng từ cuộc sống của bạn có thể giúp ngăn ngừa bệnh nướu răng.
Kết hợp các biện pháp chữa trị bệnh chảy máu chân răng tại nhà bằng một số mẹo dân gian để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh mau khỏi.
Gặp nha sĩ thường xuyên: Vi khuẩn mảng bám có hại thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề ngoài viêm nướu như men răng bị suy yếu. Bạn nên đến nha sĩ để được làm sạch chuyên nghiệp và khám răng ít nhất hai lần trong một năm. Điều này có thể giúp ngăn ngừa bệnh nướu sớm tiến triển thành bệnh nướu răng nghiêm trọng hơn.
Bạn có thể tham khảo thêm các cách chăm sóc sức khỏe răng miệng để có thêm kiến thức bảo vệ răng miệng hiệu quả.
Chảy máu chân răng khi ngủ dậy là tình trạng báo hiệu sức khỏe răng miệng đang suy giảm. Vì vậy, việc điều trị chảy máu ở chân răng càng sớm càng tốt để hạn chế những biến chứng nghiêm trọng của bệnh, nhanh chóng phục hồi các mô mềm quanh răng. Khi điều trị bạn cần đến cơ sở nha khoa uy tín để được điều trị đúng cách và mau khỏi bệnh.l
Comments